Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 16 đến 17-1 theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Trong chuyến thăm, Thủ tướng Abe sẽ có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sau đó sẽ dự kiến sẽ có cuộc hội kiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe sẽ tham dự và phát biểu tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản được tổ chức tại Hà Nội.
Dự kiến một số văn kiện hợp tác giữa hai nước sẽ được ký kết trong khuôn khổ chuyến thăm.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản phát triển ngày càng mạnh mẽ, toàn diện và thực chất. Các hoạt động tiếp xúc cấp cao giữa hai nước diễn ra thường xuyên. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Nhật Bản và dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tháng 5-2016.
Từ năm 2016 đến nay, Thủ tướng Shinzo Abe đã có 4 lần tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao Việt Nam (Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) bên lề các hội nghị quốc tế.
Chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Thủ tướng Shinzo Abe thể hiện sự coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng hai nước; khẳng định Việt Nam coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài; mong muốn tiếp tục tăng cường sự tin cậy chính trị và thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, ODA, nông nghiệp, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, ứng phó với biến đổi khí hậu, lao động quốc phòng và giao lưu địa phương.
Hai bên cũng phối hợp chuẩn bị cho chuyến thăm cấp Nhà nước của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản dự kiến vào tháng 3-2017.
Đại sứ quán Nhật Bản tối 11-1 cho biết chuyến thăm nằm trong chuỗi công du của Thủ tướng Abe tới Philippines, Úc, Indonesia và Việt Nam.
Chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ với các lãnh đạo mới của Việt Nam, chia sẻ những hiểu biết chiến lược và tăng cường hợp tác trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, tăng cường quan hệ đối tác nhân kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN, hợp tác Nhật – Việt trong vấn đề biển Đông, đối tác và hợp tác nhằm xây dựng một trật tự “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và mở” (trong đó có kết nối mạnh mẽ hơn). Một mục tiêu quan trọng của chuyến thăm nhằm tăng cường năng lực của lực lượng hành pháp trên biển (Nhật cam kết tặng các tàu tuần tra mới đóng) và xác nhận việc thúc đẩy đối thoại an ninh và hợp tác quốc phòng, bày tỏ sự ủng hộ, chủ yếu là phát triển hạ tầng như các cống ngầm, phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc; tăng cường giao lưu văn hóa, thể thao, nhân dân (giáo dục kiểu Nhật, cải thiện môi trường xin visa…) phát triển nguồn nhân lực (đại học Việt Nhật), đào tạo thực tập sinh kỹ thuật. Chuyến thăm nhằm xác nhận cam kết thúc đẩy tự do thương mại: (hợp tác nhằm sớm thực thi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và kết thúc sớm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Chuyến thăm cũng bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn với Việt Nam trong năm Chủ nhà APEC; cùng thực hiện các mục tiêu kinh tế, và thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam qua các sáng kiến chung Việt – Nhật.
Trong đoàn tháp tùng Thủ tướng Abe có đại diện hơn 20 doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư.
Đại sứ quán Nhật Bản cho rằng Việt Nam và Nhật Bản chia sẻ lợi ích trong khu vực, vấn đề Biển Đông là vấn đề quan trọng với Nhật Bản, trong đó quan trọng là không được thay đổi nguyên trạng, đề cao tự do hàng hải, không quân sự hóa Biển Đông.
Về vấn đề TPP, Nhật cho rằng Việt Nam cũng như các nước không nên từ bỏ TPP, và Nhật cùng các nước nên cố gắng hết sức thuyết phục Chính phủ Mỹ không từ bỏ TPP.
Đại sứ quán Nhật Bản tối 11-1 cho biết chuyến thăm nằm trong chuỗi công du của Thủ tướng Abe tới Philippines, Úc, Indonesia và Việt Nam.
Chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ với các lãnh đạo mới của Việt Nam, chia sẻ những hiểu biết chiến lược và tăng cường hợp tác trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, tăng cường quan hệ đối tác nhân kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN, hợp tác Nhật – Việt trong vấn đề biển Đông, đối tác và hợp tác nhằm xây dựng một trật tự “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và mở” (trong đó có kết nối mạnh mẽ hơn). Một mục tiêu quan trọng của chuyến thăm nhằm tăng cường năng lực của lực lượng hành pháp trên biển (Nhật cam kết tặng các tàu tuần tra mới đóng) và xác nhận việc thúc đẩy đối thoại an ninh và hợp tác quốc phòng, bày tỏ sự ủng hộ, chủ yếu là phát triển hạ tầng như các cống ngầm, phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc; tăng cường giao lưu văn hóa, thể thao, nhân dân (giáo dục kiểu Nhật, cải thiện môi trường xin visa…) phát triển nguồn nhân lực (đại học Việt Nhật), đào tạo thực tập sinh kỹ thuật. Chuyến thăm nhằm xác nhận cam kết thúc đẩy tự do thương mại: (hợp tác nhằm sớm thực thi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và kết thúc sớm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Chuyến thăm cũng bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn với Việt Nam trong năm Chủ nhà APEC; cùng thực hiện các mục tiêu kinh tế, và thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam qua các sáng kiến chung Việt – Nhật.
Trong đoàn tháp tùng Thủ tướng Abe có đại diện hơn 20 doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư.
Đại sứ quán Nhật Bản cho rằng Việt Nam và Nhật Bản chia sẻ lợi ích trong khu vực, vấn đề Biển Đông là vấn đề quan trọng với Nhật Bản, trong đó quan trọng là không được thay đổi nguyên trạng, đề cao tự do hàng hải, không quân sự hóa Biển Đông.
Về vấn đề TPP, Nhật cho rằng Việt Nam cũng như các nước không nên từ bỏ TPP, và Nhật cùng các nước nên cố gắng hết sức thuyết phục Chính phủ Mỹ không từ bỏ TPP.
Thủ tướng Shinzo Abe có nhiều đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Nhật Bản. Ông đã thăm Việt Nam hai lần trên cương vị Thủ tướng. Trong chuyến thăm thứ nhất năm 2006, ông Abe đã xác lập khuôn khổ quan hệ “hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược” với Việt Nam, tiền đề cho việc ký Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Việt-Nhật thành Đối tác chiến lược sâu rộng năm 2014.
Ông Shinzo Abe đã lựa chọn Việt Nam để thăm đầu tiên sau khi được bầu làm Thủ tướng Nhật Bản nhiệm kỳ 2 vào tháng 1-2013 và là Lãnh đạo đầu tiên trong các nước G7 mời Thủ tướng chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng.
Bình luận (0)