xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thủ tướng yêu cầu làm rõ giá cát tăng trên Báo Người Lao Động

Thế Dũng

(NLĐO)- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ trưởng Xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thông tin "giá cát xây dựng tăng gấp 3 lần" trên báo Người Lao động.

Thủ tướng yêu cầu làm rõ giá cát tăng trên Báo Người Lao Động - Ảnh 1.

Người dân khai thác cát lậu trên nhánh sông Cổ Chiên, đoạn gần cù lao Thanh Bình, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long - Ảnh: Lê Phong

Hôm nay 31-5, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyên Xuân Phúc yêu cầu làm rõ thông tin giá cát xây dựng tăng đột biến trên Báo Người Lao Động.

Theo văn bản này, trước thông tin giá cát xây dựng tăng mạnh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà đề xuất giải pháp gấp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, báo Người Lao động điện tử ngày 21-5-2017 có đăng bài "Sau 1 tháng, giá cát xây dựng tăng gấp 3 lần".

Thủ tướng yêu cầu làm rõ giá cát tăng trên Báo Người Lao Động - Ảnh 2.

Theo bài báo phản ánh, tại các cửa hàng vật liệu xây dựng trên địa bàn TP HCM, giá cát xây dựng những ngày qua liên tục "nhảy múa". Sau 1 tháng, giá cát xây dựng tăng gấp 3 lần. Nguồn cát phục vụ công trình xây dựng ở TP HCM đang thiếu hụt khoảng 30%-40%.

Về việc này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng đề xuất giải pháp gấp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, theo khảo sát của phóng viên Báo Người Lao Động, tại các cửa hàng vật liệu xây dựng trên địa bàn TP HCM, giá cát xây dựng những ngày qua liên tục "nhảy múa".

Cụ thể, bảng niêm yết của cửa hàng Thiên Long (đường Lê Văn Lương, quận 7) ngày 31-3, giá cát là 220.000 đồng/m3, ngày 8-4 tăng 320.000 đồng/m3, ngày 30-4 đạt cột mốc 510.000 đồng/m3 nhưng hiện nay đã lên đến 695.000 đồng/m3.

Chủ cửa hàng này cho hay đến nay thì không còn khái niệm đi mua cát mà phải gọi là "săn", "đặt gạch" để có được cát xây dựng. "Lúc trước, tôi có 7 đầu mối cung cấp cát thường xuyên để sử dụng. Nay chỉ còn 2 đầu mối và cát lấy từ Long An, Tiền Giang lên TP HCM nên chi phí vận chuyển rất cao. Chưa kể, nhu cầu nhiều nhưng số lượng cát khai thác có giới hạn" - chủ cửa hàng nói.

Còn tại một cửa hàng khác trên đường Võ Văn Kiệt (đoạn thuộc quận 6), trong vai người có nhu cầu mua vật liệu xây dựng để san lấp đất làm nhà, phóng viên nhận được lời đề nghị đặt cọc 10% số tiền và hẹn 2 hôm sau mới có hàng. Đại diện cửa hàng này giải thích nếu mua cát có giấy phép, giá rất cao và cũng không thể mua được, còn mua cát hút lậu do bị kiểm soát chặt nên đặt hàng trước mới dám khai thác với số lượng hạn chế.

Theo Sở Xây dựng TP HCM, hiện nay, cát phục vụ công trình xây dựng ở TP bị thiếu hụt khoảng 30%-40%. Vừa qua, Sở Xây dựng đã trình dự thảo báo cáo về việc đánh giá, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng ở TP HCM đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cho UBND TP. Trong đó, sở đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm bảo đảm sự cân bằng trong cung - cầu ngành vật liệu xây dựng, đặc biệt nhu cầu về sử dụng cát xây dựng.

Hiện vẫn chưa có cơ sở đánh giá về tỉ lệ các công trình sử dụng nguồn cát chính thống hay là cát lậu. Qua quá trình thanh kiểm tra, hầu hết các đơn vị thi công đều có hóa đơn đầy đủ. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tình trạng dùng cát hút trộm để sử dụng, thậm chí cát lậu len lỏi rất nhiều ở các công trình xây dựng.

Bà Nguyễn Ngọc Thanh - Trưởng Phòng Vật liệu xây dựng Sở Xây dựng TP HCM - cho hay theo nguyên tắc, địa phương không được lấy nguyên liệu tỉnh mình chuyển sang tỉnh khác. Gỡ bỏ được vấn đề này sẽ gỡ khó cho thị trường.

Bà Thanh kiến nghị cần nhanh chóng có sự chỉ đạo từ trung ương về việc tổ chức lại nguồn cung cấp cát chính thống bởi hiện nay, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Nai, Bến Tre vẫn còn khá nhiều mỏ cát có sản lượng lớn. Nếu được chấp thuận, các địa phương sẽ phối hợp vận chuyển nguồn hàng từ nơi khai thác đến nơi cần, qua đó sẽ cân đối được nguồn cung - cầu.

TS Trần Quang Liên, chuyên gia về ngành vật liệu xây dựng, cho hay hiện vẫn chưa có nguyên liệu thay thế cát tự nhiên để sử dụng vào công trình xây dựng. Nếu có, chắc chắn giá sẽ cao hơn cát tự nhiên.

"Phải có một dự án đánh giá tình hình tài nguyên cát ở ĐBSCL và các tuyến sông khác. Từ đó đưa ra những con số cho phép khai thác mà không ảnh hưởng đến đời sống, môi trường của người dân địa phương. Ngoài ra, phải so sánh việc dùng cát san lấp hình thành dự án so với việc hút cát, nạo vét cái nào lợi hơn và gây hậu quả sau này hơn. Tất cả phải xem xét, đánh giá kỹ" - ông Liên phân tích.

Nghiên cứu sử dụng cát nhiễm mặn phục vụ xây dựng

Phó Thủ tướng Trịnh Định Dũng yêu cầu các Bộ liên quan và UBND các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các dự án nạo vét, khơi thông luồng có tận thu cát nhiễm mặn để xuất khẩu đang thực hiện theo đúng quy định, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt không gây sạt lở và ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của nhân dân trong khu vực; kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan nghiên cứu sử dụng cát nhiễm mặn phục vụ xây dựng trong nước; xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sử dụng cát nhiễm mặn làm vật liệu xây dựng, ban hành hoặc trình ban hành theo quy định./.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo