xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thúc doanh nghiệp nhà nước thoái vốn

Phương Nhung

Quy định doanh nghiệp nhà nước không được đầu tư vào bất động sản, ngân hàng, chứng khoán… thực chất là động thái buộc khối doanh nghiệp này đẩy nhanh tiến độ thoái vốn ngoài ngành

Theo Nghị định 91/CP, kể từ ngày 1-12, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) bị cấm góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, ngân hàng (NH), bảo hiểm, chứng khoán và quỹ đầu tư. Quy định này được cho là cần thiết để đẩy nhanh tiến độ thoái vốn đầu tư ngoài ngành của DNNN. Giới chuyên gia cho rằng việc không cho DNNN đầu tư vào những lĩnh vực nhạy cảm là chủ trương đúng đắn của Chính phủ.

Tồn 18.000 tỉ đồng

Ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN - Bộ Tài chính, cho biết đến ngày 24-9, vẫn còn gần 18.000 tỉ đồng vốn nhà nước chưa thoái được. Trong đó, tập trung chủ yếu ở 2 lĩnh vực nhạy cảm là NH với 11.000 tỉ đồng và bất động sản 6.000 tỉ đồng.

Theo ông Tiến, để xử lý vốn tồn đọng, Thống đốc NH Nhà nước cần quyết liệt chỉ đạo thoái vốn thông qua phê duyệt các đề án. Thực tế, đến hết tháng 9-2015, một số NH đã được sáp nhập hoặc đang khẩn trương triển khai. “Khoản đầu tư của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) tại GPBank và OceanBank đã được xử lý xong, còn tại PVcomBank đang xử lý. PGBank của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cũng đã có phương án sáp nhập vào VietinBank. Ngoài ra, khoản đầu tư của một số tập đoàn khác như Tập đoàn Điện lực Việt Nam với ABBank đang được đẩy mạnh thủ tục để tiếp tục thoái vốn. Công ty CP Tài chính Dệt may Việt Nam cũng đã được sáp nhập vào Maritime Bank… Đây đều là những tập đoàn có góp vốn lớn hiện nay” - ông Đặng Quyết Tiến cho biết.

 

Nên có lộ trình TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng việc thoái vốn ồ ạt khi thị trường vốn chưa phát triển mạnh sẽ có nhiều tác động tiêu cực. Chẳng hạn trước đây, DN có thể đầu tư ở mức cao nhưng giờ thoái vốn không bán giá cao được nữa thì ảnh hưởng đến tài sản quốc gia. Mặt khác, bên cạnh việc tạo thanh khoản cho thị trường, việc bán lại này có thể khiến giá cổ phiếu giảm sâu. Theo ông Hiếu, đây chỉ là dự đoán và thực tế chưa có dấu hiệu nào cho thấy thị trường đã bị ảnh hưởng bởi việc thoái vốn nhưng nhà nước nên có lộ trình thoái vốn một cách hợp lý.
Nên có lộ trình TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng việc thoái vốn ồ ạt khi thị trường vốn chưa phát triển mạnh sẽ có nhiều tác động tiêu cực. Chẳng hạn trước đây, DN có thể đầu tư ở mức cao nhưng giờ thoái vốn không bán giá cao được nữa thì ảnh hưởng đến tài sản quốc gia. Mặt khác, bên cạnh việc tạo thanh khoản cho thị trường, việc bán lại này có thể khiến giá cổ phiếu giảm sâu. Theo ông Hiếu, đây chỉ là dự đoán và thực tế chưa có dấu hiệu nào cho thấy thị trường đã bị ảnh hưởng bởi việc thoái vốn nhưng nhà nước nên có lộ trình thoái vốn một cách hợp lý.

 

Về số vốn đọng ở lĩnh vực bất động sản, theo ông Tiến, rất cần đến những giải pháp của Bộ Tài chính thông qua việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường ấm lên.

Ông Tiến cũng chỉ ra thực tế là tiến trình cổ phần hóa các DNNN thời gian qua còn chậm là do nhiều rào cản từ thị trường, thể chế, con người. “Trong giai đoạn vừa qua, nhiều tập đoàn, tổng công ty đầu tư ngoài ngành không mang lại hiệu quả nên người đứng đầu DN sợ mất vị trí, sợ trách nhiệm dẫn tới việc tổ chức thực hiện, tiến độ thực hiện thiếu sự quyết liệt” - ông Tiến nêu.

Trả lại “sân chơi” cho tư nhân

Theo chỉ đạo của Chính phủ, tất cả DNNN buộc phải cổ phần hóa, đồng nghĩa thoái vốn khỏi những lĩnh vực nhạy cảm. Trong lộ trình thực hiện, đã có khá nhiều DN tiến hành thoái vốn dù kết quả chưa như kỳ vọng song lộ trình cổ phần hóa được đặt ra vẫn còn thời gian và một số DN đang tiếp tục thoái vốn, nhất là vốn tại các lĩnh vực như NH, bất động sản, quỹ đầu tư…

Do đó, theo đánh giá của giới chuyên gia, việc hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa DNNN phải đi đôi với chất lượng cổ phần hóa, thay đổi tư duy lãnh đạo… thì mới thực sự mang lại hiệu quả. Việc Chính phủ đốc thúc cổ phần hóa một cách thực chất đi kèm với ngăn chặn tái diễn tình trạng đầu tư ngoài ngành tràn lan, kém hiệu quả là động thái rất tích cực. “Chủ trương này đã có từ lâu và đây chỉ là quy định mang tính pháp lý để thực hiện. Khoảng 20 năm trước, vốn nhà nước trong các DN là lớn nhất, không có tư nhân nhiều nên Chính phủ cho đầu tư vào ngành khác để phát triển kinh tế. Giờ kinh tế đã phát triển sang một mức khác rồi nên phải trả lại các ngành nghề này cho tư nhân, nhà nước chỉ nên đầu tư vào lĩnh vực như quốc phòng, hàng không, bưu điện” - chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu nói.

Ông Đặng Quyết Tiến nhìn nhận việc thoái vốn quan trọng không chỉ ở số lượng mà ở chất lượng. “Muốn thay đổi về chất đối với DNNN thì phải thay đổi cả quá trình nhưng quan trọng nhất là làm sao để sau cổ phần hóa phải có phương án thay đổi ngay, niêm yết ngay, anh nào làm chậm sẽ bị thổi còi. Tới đây, cũng cần đề nghị các sở giao dịch chứng khoán công bố luôn DN nào đã cổ phần hóa rồi thì phải niêm yết” - ông Tiến nói.

 

Nên có lộ trình

TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng việc thoái vốn ồ ạt khi thị trường vốn chưa phát triển mạnh sẽ có nhiều tác động tiêu cực. Chẳng hạn trước đây, DN có thể đầu tư ở mức cao nhưng giờ thoái vốn không bán giá cao được nữa thì ảnh hưởng đến tài sản quốc gia. Mặt khác, bên cạnh việc tạo thanh khoản cho thị trường, việc bán lại này có thể  khiến giá cổ phiếu giảm sâu. Theo ông Hiếu, đây chỉ là dự đoán và thực tế chưa có dấu hiệu nào cho thấy thị trường đã bị ảnh hưởng bởi việc thoái vốn nhưng nhà nước nên có lộ trình thoái vốn một cách hợp lý.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo