xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Thương” nhưng phải “nghiêm”

HƯƠNG MINH

UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành đề án giảm số lượng tàu cá loại công suất nhỏ hơn 20 CV. Kinh phí dự kiến thực hiện đề án hơn 23 tỉ đồng đã được giao cho các địa phương.

Theo UBND TP Đà Nẵng, đề án này góp phần giải quyết mối quan hệ giữa khai thác hải sản ven bờ và các hoạt động kinh tế khác tại khu vực ven biển; giảm tác động tiêu cực của nhóm tàu công suất nhỏ khai thác ven bờ; khuyến khích, hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Đà Nẵng cho biết đang lấy ý kiến của ngư dân để từng bước thực hiện đề án. Hiện Đà Nẵng có 777 tàu công suất dưới 20 CV cùng hơn 1.000 lao động, chưa kể 75 tàu nhỏ và hơn 143 thuyền thúng gắn máy ở ven bờ, bãi ngang. Từ nay đến năm 2020, TP sẽ thu mua lại phương tiện (10-30 triệu đồng/tàu), mỗi ngư dân được hỗ trợ 10 triệu đồng và được ngành lao động - thương binh - xã hội hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí.

Thực ra, vấn đề này từng được đặt ra và nay là lúc Đà Nẵng quyết tâm thực hiện. Chủ trương, quan điểm đều đúng, đáng hoan nghênh nhưng phải nói rằng đây là việc cực kỳ khó, đòi hỏi sự công tâm cũng như những giải pháp dân sinh hết sức thấu đáo mới có thể thành công. Không chỉ riêng Đà Nẵng, ngư dân nhiều vùng biển trên cả nước cũng có tập quán đánh bắt gần bờ. Do đa số ngư dân còn nghèo, phương tiện là thuyền nhỏ, chạy máy công suất nhỏ, thường sáng đi tối về hoặc tối đi sáng về, doanh thu sản lượng đều thấp, chỉ đủ trang trải cuộc sống thường ngày. Ngay tại vùng biển Kiên Giang, suốt gần chục năm tỉnh này giảm được hàng ngàn tàu nhỏ, gần bờ bằng cách ngưng cấp phép đóng mới tàu cào công suất dưới 90 CV, các nghề đánh bắt khác thì ngưng cấp phép cho tàu đóng mới công suất dưới 30 CV.

Cách làm của Đà Nẵng, do đó, sẽ được cả nước nhìn vào để đúc rút kinh nghiệm. Hiện cả nước có khoảng 110.000 tàu cá nhưng trong đó chỉ có hơn 30% tàu có công suất trên 90 CV, đánh bắt xa bờ. Giảm khai thác gần bờ, đóng tàu lớn vươn khơi, không chỉ cho dân cải thiện cuộc sống mà còn lợi cho con cháu về sau, lợi cho đất nước. Qua đó, chúng ta bảo vệ, gìn giữ môi trường, để tài nguyên sinh sôi nảy nở, không tận diệt. Đó là xu thế toàn cầu, là yêu cầu phát triển bền vững. Nhưng khi thực hiện, cần hết sức tránh sự áp đặt và duy ý chí, không để dân hụt hẫng, tự xoay xở nhọc nhằn khi không còn sinh kế trong tập quán cũ. Mặt khác, phải hết sức công bằng, không cả nể, nuông chiều, dứt khoát nói không với sự ỷ lại hoặc lười biếng, không chịu thay đổi để cải thiện đời sống của mình và gia đình ngư dân, nếu có. Tựu trung, có thể nói trong hai chữ “thương” và “nghiêm”.

Là TP có truyền thống tiên phong trong nhiều chủ trương, chính sách, Đà Nẵng từng thành công trong việc giảm dần các tệ nạn, hạn chế ăn xin trên đường phố. Đà Nẵng cũng đi đầu trong những việc đầy tính nhân văn như mở lối ra biển cho người khuyết tật và hiện tuyên chiến với thực phẩm bẩn. Mong sao trong việc lớn lao và gian nan này, chính quyền làm tốt, ngư dân chấp nhận từ bỏ một lề thói cũ. Thà một lần đau, thà chịu cực một thời gian mà đời sau con cháu sống dễ chịu hơn trong môi trường tốt đẹp, tài nguyên dồi dào.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo