xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiền đồ tăm tối

Dương Quang

Câu chuyện não nề của người trồng dưa hấu còn kéo dài nhiều ngày nữa và sang năm, thậm chí năm tới nữa sẽ tiếp tục lặp lại. Chẳng hề có dấu hiệu nào cho thấy cuộc sống nhà nông sẽ có tiền đồ sáng sủa.

Ấy là bởi khi nhìn hàng hàng lớp lớp xe tải chở nông sản nằm chờ ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) để xuất sang Trung Quốc, người ta lại nhớ đây đâu phải chuyện mới. Năm nào cũng vậy, hễ dưa, vải, nhãn, thanh long... vào mùa là bên bán lo sốt vó do không tìm được đầu ra. Người trồng chạy đôn chạy đáo vì thiên tai ập đến, vì thương lái bỏ đi trong khi khách hàng thì phập phù. Thật tội nghiệp cho họ, sau những tấm lưng còng của nông dân và hàng “núi” nông sản tồn ứ ấy, chẳng thấy bóng dáng 2 ngành hữu quan chủ lực là nông nghiệp - phát triển nông thôn và công thương đâu!

Người dân Quảng Ngãi cho biết để đầu tư 1 ha dưa phải tốn 140 triệu đồng, cho ra 35 tấn trái; cộng với 90 triệu đồng vận chuyển 35 tấn trái này ra cửa khẩu phía Bắc nữa là 230 triệu đồng, tức chi phí cho 3,5 kg dưa là 23.000 đồng (mỗi kg hơn 6.500 đồng) vậy mà bây giờ giá xuất khẩu chỉ tầm 5.000 đồng/kg. Thê thảm hơn, Quảng Ngãi đang còn 81 tấn dưa sắp thu hoạch, giá tại ruộng chỉ 1.200-1.500 đồng/kg mà thôi.

Dưa hấu ngọt mà trở nên đắng ngắt!

Ngành nông nghiệp chịu trách nhiệm hoạch định, điều phối sản xuất; ngành công thương đóng vai trò tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Chưa cần nói đến một kế sách dài hơi, bài bản như quy hoạch theo nhu cầu thị trường hay xúc tiến thương mại để nâng giá trị nông sản Việt, lúc này nông dân chỉ cần bán được dưa thôi mà 2 ngành này cũng không giúp nổi. Vậy còn mấy ai tin vào những chiến lược phát triển nông nghiệp vĩ mô xa vời?

Từ dưa hấu nói rộng ra thủy sản, mía đường, hạt gạo, mắc ca..., thấy một bức tranh chung là quy hoạch mơ hồ còn hiệu quả thì được chăng hay chớ. Hai chương trình “đánh bắt xa bờ” và “mía đường quốc gia” từng rình rang nhiều năm, rốt cuộc đã thất bại thảm hại, gánh hậu quả nặng nề nhất là nông - ngư dân. Nay chúng ta còn thế mạnh trồng lúa song thử nhìn xem có nơi đâu là cường quốc xuất khẩu gạo của thế giới mà người làm ra hạt gạo thì lại nghèo nhất trong chuỗi sản xuất - cung ứng?

Tình trạng ấy kéo dài hàng chục năm qua, lúa vẫn trồng, gạo vẫn bán và nông dân vẫn nghèo bởi lợi nhuận đã bị những thành phần ăn theo rút ruột cả rồi. Ai cũng thấy điều đó nhưng không làm gì cả; cũng chẳng tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm. Và gần đây, một vài hộ ở Tây Nguyên trở thành tỉ phú nhờ hạt mắc ca. Rồi sẽ nhà nhà mắc ca, người người mắc ca. Thừa biết ngày nào đó sẽ khóc hận nếu lúc này chạy theo phong trào trồng mắc ca song người ta vẫn cố chấp. Trên con đường làm ăn may rủi đó, người dân thiếu hẳn ngọn đuốc dẫn đường của cơ quan quản lý.

Gần đây, khá nhiều công ty lớn trong nước đã đầu tư vào nông nghiệp và đạt được kết quả khá lạc quan. Với bao bài học xương máu từ các chương trình thất bại do các ngành hữu trách khởi xướng, nhà nông chỉ còn biết đặt hy vọng vào khối doanh nghiệp dân doanh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo