xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiền kiểm - hậu kiểm: Phải dẹp tệ biếu xén

Nguyên Hằng

Phần góp ý của các ĐB vào chiều 11-5 tập trung vào việc chỉnh sửa câu chữ trong luật, phạm vi điều chỉnh của dự luật và những vấn đề liên quan đến giá trị kết luận của kiểm toán Nhà nước.

Sử dụng kết luận của ai?

Theo dự luật, trong trường hợp kết luận của kiểm toán Nhà nước và kết luận của thanh tra Chính phủ, thanh tra tài chính, các cơ quan kiểm tra khác có sự khác nhau về cùng một nội dung thì kết luận của kiểm toán được coi là kết luận cuối cùng và người có thẩm quyền sử dụng kết quả kiểm toán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đây là vấn đề được nhiều ĐB quan tâm và còn nhiều ý kiến trái ngược nhau. Theo ĐB Hoàng Sương (Sơn La), trong trường hợp có nhiều kết luận khác nhau, chưa biết kết quả nào đúng thì nên giao cho người sử dụng kết quả kiểm toán tự chọn kết luận của 1 trong 3 cơ quan trên và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn kết luận đó bởi chính họ đã dám chấp nhận sự lựa chọn của mình. Về vấn đề này, ĐB Huỳnh Thành Lập (TPHCM) cho rằng, nên sử dụng kết quả của kiểm toán Nhà nước vì Nhà nước đã giao cho kiểm toán chức năng kiểm toán các báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động với các cơ quan, tổ chức có quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước. “Đã giao trách nhiệm, nghĩa vụ thì cũng phải giao quyền cho người ta chứ”- ĐB Huỳnh Thành Lập nói.

Huy động sức đóng góp của các công ty kiểm toán độc lập

ĐB Đặng Thị Phượng (Tây Ninh) lập luận: Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất thoát tài sản của Nhà nước là chưa hoàn chỉnh việc công khai minh bạch. Trong công tác kiểm toán, vấn đề này lại càng quan trọng vì đây là những nguồn thu do người dân đóng góp. Chính vì thế, ĐB Phượng đề nghị, phải thiết kế, xây dựng việc công khai, minh bạch thành một nguyên tắc trong dự luật. ĐB Phạm Quang Dự (Bà Rịa- Vũng Tàu) cho rằng bộ máy kiểm toán Nhà nước dù có cồng kềnh đến bao nhiêu cũng không thể làm hết được công việc mà phải nhờ đến các công ty kiểm toán độc lập. Tuy nhiên trong dự luật không đề cập đến các công ty này. Trong khi theo thống kê của Bộ Tài chính, hiện nay Việt Nam có tới 80 công ty kiểm toán độc lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhưng cũng chưa có văn bản pháp luật nào điều chỉnh về phạm vi hoạt động. ĐB Dự đề nghị Quốc hội sớm xây dựng chương trình pháp lệnh về kiểm toán độc lập. Cùng chung quan điểm này, ĐB Nguyễn Thị Thanh Hưng (Đà Nẵng) cho rằng hệ thống kiểm toán Nhà nước như dự luật chưa đủ mạnh, chưa thể đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của công tác kiểm toán. Phải xây dựng mạng lưới kiểm toán ở các địa phương để HĐND, UBND các địa phương căn cứ vào đó mà giám sát việc sử dụng ngân sách Nhà nước. Tương tự, ĐB Việt Hùng (Hậu Giang) cho rằng, trên thực tế, rất nhiều đơn vị được kiểm toán lại biếu xén quà cáp, mở tiệc chiêu đãi... Đây chính là hình thức hối lộ bởi trước khi bị kiểm toán chẳng thấy quà cáp gì, đến khi bị “hỏi thăm sức khỏe” lại lo quà cáp. Dự luật nên bổ sung rõ ràng việc cấm kiểm toán nhận quà cáp dưới bất cứ hình thức nào để kiểm toán công tâm khi làm việc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo