- Bộ trưởng Đỗ Quang Trung.- Theo chương trình CCHC, sẽ có lộ trình để chuyển giao cho xã hội tự lo. Đối với hoạt động của khối sự nghiệp, bên cạnh việc tách hành chính với sự nghiệp – chính cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp là để giảm bớt những tác động, can thiệp của cơ quan hành chính vào khu vực sự nghiệp. Công việc này sẽ được chuyển giao cho các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, các hội.
+ Trọng tâm của CCHC giai đoạn II là gì?
- Vẫn phải tập trung đẩy mạnh cải cách thể chế. Tiếp đến là xây dựng đội ngũ công chức theo hướng chuyên môn hóa cao, chuyên nghiệp, gắn với nâng cao trách nhiệm. Đẩy mạnh cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch. Cụ thể, phải rà soát, đánh giá đội ngũ công chức hành chính để cơ cấu lại công chức, bố trí lại theo từng vị trí, rõ chức trách, giữ lại những công chức đủ trình độ, năng lực và phẩm chất trong cơ quan hành chính; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích người có tài vào làm việc trong khu vực công, tạo động lực cho CBCC làm việc.
+Trong giai đoạn 2006-2010, Bộ Nội vụ đề xuất phương án điều chỉnh cơ cấu Chính phủ và các bộ theo hướng tiếp tục giảm bớt các bộ chuyên ngành về kinh tế. Vậy tới đây, những bộ nào sẽ phải giải tán?
CẢI CÁCH hành chính Ngày 29 và 30-11, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ đã chủ trì hội nghị quốc tế tham gia ý kiến vào dự thảo báo cáo tổng kết việc thực hiện cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn I (2001-2005) và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn II (2006-2010). Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đỗ Quang Trung cho biết, nội dung chính của hội nghị là tìm giải pháp nâng cao tính thực thi và hiệu quả của CCHC trong giai đoạn II, đặc biệt là trong lĩnh vực hiệu quả hành chính, chất lượng cung cấp dịch vụ, đẩy mạnh phân cấp và quản lý quá trình cải cách. |
- Trong vòng 4 năm qua, tổng số các đầu mối của Chính phủ từ 48 rút xuống còn 26 bộ, cơ quan ngang bộ và 13 cơ quan trực thuộc Chính phủ. Chúng ta đang tiếp tục cải cách theo hướng bộ quản lý đa ngành và đa lĩnh vực. Việc giảm bớt bộ nào, Chính phủ sẽ tính sau khi Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Hiện giờ chưa thể nói sẽ giảm bớt bộ nào được, sẽ phức tạp lắm.
+ Việc cơ cấu lại đội ngũ công chức phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng được cơ cấu công chức, xây dựng quy chế đánh giá CBCC. Nhưng đến nay, công việc này vẫn chưa thực hiện được?
- Hiện chúng ta đang đánh giá CBCC theo tiêu chuẩn chung mà Nghị quyết Trung ương 3 đề ra. Còn lại, từng cơ quan, đơn vị xây dựng cho mình tiêu chuẩn cụ thể để thi tuyển công chức, bố trí vị trí công tác. Tuy nhiên, để đánh giá được CBCC theo yêu cầu hành chính thì phải làm cụ thể hơn: Phải xây dựng tiêu chuẩn cho từng chức danh – tiêu chuẩn cho từng chức danh đã có nhưng vẫn còn chung chung – quy định cụ thể chức trách, thẩm quyền của từng vị trí công tác. Bộ Nội vụ đang triển khai điều tra trên phạm vi toàn quốc về đội ngũ CBCC.
Qua tham khảo, Singapore và Vương quốc Anh áp dụng một hệ thống đơn giản để xếp hạng CBCC. Hàng năm, mỗi bộ ở Singapore xếp hạng tất cả các cán bộ của mình, việc xếp hạng dựa vào 2 tiêu chí: chất lượng thực thi công vụ và tiềm năng. Kết quả xếp hạng chất lượng thực thi công vụ sẽ được sử dụng để quyết định mức tăng lương và thưởng, kết quả xếp hạng tiềm năng để quyết định tốc độ đề bạt đối với mỗi người.
166 loại việc cần tiếp tục phân cấp Trong đề án CCHC giai đoạn 206-2010, Bộ Nội vụ đề ra 166 loại việc cần tiếp tục phân cấp. Cụ thể, 14 loại nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, nay cần giao cho bộ, ngành, UBND cấp tỉnh quyết định. 76 loại nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ nay cần giao cho UBND cấp tỉnh quyết định hoặc chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thông qua cơ quan chuyên môn của mình. 21 nhiệm vụ bộ, cơ quan ngang bộ đang làm nay cần loại bỏ để tạo thuận lợi hơn cho dân, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp dịch vụ công như thẩm định, thỏa thuận, cấp phép... 11 loại nhiệm vụ bộ, cơ quan ngang bộ nay đang làm cần chuyển giao cho các tổ chức xã hội, doanh nghiệp thực hiện sẽ phù hợp hơn. 20 loại nhiệm vụ UBND cấp tỉnh đang làm nay cần giao cho UBND cấp huyện, xã quyết định và tổ chức thực hiện. Năm loại nhiệm vụ cần điều chuyển giữa các bộ, ngành với nhau. 19 loại nhiệm vụ cần quy định lại phạm vi và đối tượng phân cấp để rõ hơn và phù hợp hơn với thẩm quyền. |
Bình luận (0)