xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiếp tục cải cách tiền lương

Thế Dũng

Tăng lương tối thiểu từ 650.000 đồng lên 730.000 đồng. Phát hành trái phiếu Chính phủ 56.000 tỉ đồng

Sáng 11-11, Quốc hội (QH) đã biểu quyết thông qua dự toán ngân sách Nhà nước năm 2010. Theo đó, tổng số thu cân đối ngân sách Nhà nước là 461.500 tỉ đồng, bằng 23,9% tổng sản phẩm trong nước; tính cả 1.000 tỉ đồng thu chuyển nguồn năm 2009 sang năm 2010 thì tổng số thu cân đối ngân sách Nhà nước là 462.500 tỉ đồng.

img
Đại biểu Nguyễn Văn Thời (Thái Nguyên): Viễn thông đã “mở”, người dân được hưởng lợi nên bưu chính cũng cần phải “mở”.
Trong ảnh: Người dân gửi thư, bưu phẩm tại Bưu điện TPHCM. Ảnh: N.HỮU


Bảo đảm chi an sinh xã hội


QH cũng thông qua khoản chi cân đối ngân sách Nhà nước là 582.200 tỉ đồng; mức bội chi ngân sách Nhà nước là 119.700 tỉ đồng, bằng 6,2% tổng sản phẩm trong nước.

QH tán thành các giải pháp thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2010 do Chính phủ trình và kiến nghị của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa linh hoạt có kiểm soát chặt chẽ, phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả chi, phấn đấu giảm bội chi dần trong các năm sau.
 
Đồng thời, thực hiện giãn thời hạn nộp thuế một quý đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sản xuất, gia công dệt may, da, giầy.


Điểm quan trọng nữa là tiếp tục cải cách tiền lương, tăng mức lương tối thiểu từ 650.000 đồng lên 730.000 đồng từ ngày 1-5-2010. Tăng khả năng bảo đảm chi an sinh xã hội, nông nghiệp và nông thôn, quốc phòng, an ninh; ưu tiên bố trí vốn cho các dự án, công trình trọng điểm, cấp bách, hoàn thành trong năm 2010-2011.

Năm 2010, phát hành trái phiếu Chính phủ 56.000 tỉ đồng để đầu tư các dự án, công trình thuộc lĩnh vực và danh mục đã được quyết định đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ theo Nghị quyết của QH.


Cần “mở” bưu chính


Cùng ngày, QH thảo luận về dự án Luật Bưu chính. Đại biểu (ĐB) Nguyễn Văn Phát (Thanh Hóa) góp ý bưu chính công ích cần được đầu tư, việc bù lỗ thông qua dịch vụ bưu chính và các cơ chế khác bảo đảm nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Tuy nhiên, giao Tổng Công ty Bưu chính VN (VNpost) được cung ứng dịch vụ bưu chính công ích nhưng lại mâu thuẫn với việc chống độc quyền và tạo môi trường cạnh tranh.

Đồng quan điểm nhưng ĐB Bùi Thị Hòa (Đắk Nông) chia sẻ: VNpost có giá trị bình quân đầu người thấp nhất nhưng mỗi năm Nhà nước phải đầu tư hàng nghìn tỉ đồng. Việc giao cho doanh nghiệp bưu chính quyền xây dựng quy chuẩn công bố và áp dụng chất lượng dịch vụ, giá cước là không phù hợp.

Theo đó, phương thức quy định giá cước dịch vụ bưu chính công ích như thế nào do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định sau khi bàn bạc với Bộ Tài chính để tránh việc vừa đá bóng vừa thổi còi. Mặt khác, luật cần quy định rõ việc chia sẻ hạ tầng mạng bưu chính công cộng để các doanh nghiệp có thể tham gia, làm cơ sở cho việc cạnh tranh lành mạnh.


ĐB Nguyễn Văn Thời (Thái Nguyên) cho biết hiện nhiều doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực bưu chính, kể cả nước ngoài và tư nhân, nếu chỉ định dễ sinh ra độc quyền và người tiêu dùng thiệt thòi. Người dân mang bưu kiện ra bưu điện gửi thì chi phí đắt hơn thông qua các doanh nghiệp mà chất lượng lại không cao. Ông Thời kiến nghị: “Viễn thông đã “mở”, người dân được hưởng lợi nên bưu chính cũng cần phải “mở”.


Thận trọng khi cho ngân hàng phá sản


Chiều 11-11, QH thảo luận ở tổ về dự án Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi (TCTD). Nhiều ĐBQH đề nghị luật cần quy định chặt chẽ hơn đối với các trường hợp phá sản TCTD. ĐB Dương Hồng Sơn (Hà Nội) cho rằng phá sản với các TCTD là vấn đề rất lớn, có ảnh hưởng lan rộng đời sống nhân dân nhưng dự án luật chỉ nêu chung chung như phá sản doanh nghiệp bình thường là chưa hợp lý.

Luật cũng chưa đề cập quan hệ hoạt động cho vay, nhận tiền gửi của TCTD với hoạt động bảo hiểm tiền gửi. Cần bổ sung các điều kiện bắt buộc TCTD phải tham gia hoạt động bảo hiểm như thế nào để bảo đảm quyền lợi khách hàng khi xảy ra phá sản.


ĐB Trần Du Lịch (TPHCM) đề nghị coi trọng vấn đề kiểm soát đối với hệ thống các ngân hàng. Trước hết ngân hàng phải kiểm soát nội bộ, ban kiểm soát phải có quyền kiểm soát luôn cả HĐQT.

P.Anh

Nóng chất vấn giá vàng, thủy điện


Ngày 11-11, Chủ nhiệm Văn phòng QH Trần Đình Đàn cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và 4 thành viên Chính phủ là các bộ trưởng Công Thương, Nội vụ, Thông tin-Truyền thông và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước dự kiến trả lời chất vấn từ ngày 17 đến hết sáng 19-11.


Theo ông Trần Đình Đàn, 4 thành viên Chính phủ “đăng đàn” là những người nhận được nhiều chất vấn hoặc đang có những vấn đề “nóng” được đại biểu QH và cử tri quan tâm. Trong đó, ngoài hiệu quả gói kích cầu, chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối...

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu sẽ phải trả lời các vấn đề “nóng” mới diễn ra như giá vàng “nhảy múa” trên thị trường hay tỉ giá ngoại tệ. Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng sẽ trả lời các câu hỏi về quy hoạch, triển khai các dự án thủy điện làm ảnh hưởng đến bảo vệ rừng, xả lũ; chính sách thu mua xuất khẩu gạo...


Ông Trần Đình Đàn cho biết tính đến 11-11, đã có 246 câu hỏi chất vấn gửi đến các thành viên Chính phủ.

P.Dương

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo