xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiểu thương “chê” chợ 21 tỉ, huyện tổ chức họp báo

Tin-ảnh: Tr.Thường

(NLĐO) – Chợ mới được xây dựng với kinh phí lên đến 21 tỉ nhưng tiểu thương không chịu di dời vào chợ mới mà vẫn quyết ở lại chợ cũ.

Chiều 5-12, UBND huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo thông tin về việc chấm dứt hoạt động tại chợ kế Xuyên cũ và chuyển hoạt động kinh doanh vào chợ Kế Xuyên mới (xã Bình Trung, huyện Thăng Bình).

Theo UBND huyện Thăng Bình, chợ Kế Xuyên cũ được xây dựng từ trước năm 1975 và đến năm 1995, xã Bình Trung có sửa chữa nhỏ. Hiện nay, nhà lồng chợ đã xuống cấp trầm trọng, khu vực buôn bán chật hẹp, hệ thống cống rảnh gây ô nhiễm môi trường nặng, hệ thống phòng cháy chữa cháy không có, các tuyến đường vào chợ chật hẹp, khó khăn trong việc cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố cháy nổ xảy ra.


Ông Hùng Quốc Cường, Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình chủ trì buổi họp báo

Ông Hùng Quốc Cường, Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình chủ trì buổi họp báo

Chợ nằm gần sát đường Quốc lộ 1, ảnh hưởng đến an toàn giao thông, không đảm bảo cho việc hội họp buôn bán tại khu vực chợ. Hơn nữa diện tích chợ Kế Xuyên cũ quá nhỏ, không đảm bảo cho việc đầu tư, nâng cấp theo tiêu chí chợ nông thôn mới.

Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu nêu trên, huyện Thăng Bình đã quyết định đầu tư xây dựng chợ Kế Xuyên mới cách chợ cũ khoảng 500 m và công trình này đã được hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao cho UBND xã Bình Trung vào ngày 30-7-2015. Chợ được xây dựng trên diện tích 3 ha, có tổng kinh phí đầu tư hơn 21 tỉ đồng.

Theo UBND huyện Thăng Bình, sau khi hoàn thành chợ mới, UBND xã Bình Trung đã tuyên truyền, vận động các hộ tiểu thương di dời vào chợ mới để kinh doanh và có 60% hộ đồng ý vào chợ mới. Tuy nhiên, ở khu vực chợ cũ vẫn còn một số tiểu thương không chịu di dời, tác động bằng nhiều hình thức dẫn đến việc kinh doanh tại chợ mới của các hộ tiểu thương tư tưởng không ổn định và họ lại chuyển về chợ cũ để kinh doanh.

Trong thời gian qua, UBND huyện Thăng Bình, UBND xã Bình Trung và các cơ quan, đoàn thể huyện, xã đã tổ chức gặp gỡ đối thoại với các hộ tiểu thương, trong đó có các hộ không đồng thuận có đơn kiến nghị gửi các cấp để lắng nghe, tiếp nhận ý kiến, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu chính đáng của bà con tiểu thương, về việc di dời chợ.


Chợ được đầu tư gần 22 tỉ đồng nhưng bị tiểu thương chê

Chợ được đầu tư gần 22 tỉ đồng nhưng bị tiểu thương "chê"

Mới đây, vào ngày 18-11, UBND huyện Thăng Bình đã ban hành quyết định về việc chấm dứt toàn bộ hoạt động kinh doanh, buôn bán tại chợ Kế Xuyên cũ kể từ ngày 6-12-2016.

UBND huyện Thăng Bình cũng cho biết huyện đã phê duyệt phương án hỗ trợ cho các hộ tiểu thương bị ảnh hưởng do việc chấm dứt hoạt động kinh doanh, buôn bán tại chợ cũ. Đến ngày 4-12, đã có 52/125 hộ đang kinh doanh trong khuôn viên chợ Kế Xuyên cũ nhận tiền hỗ trợ.

Cũng theo UBND huyện Thăng Bình, trong quá trình triển khai các văn bản về chủ trương di dời chợ và chấm dứt hoạt động kinh doanh tại chợ Kế Xuyên cũ, còn một số tiểu thương chưa đồng tình, có đơn kiến nghị, tố cáo đến các cấp ở Trung ương, tỉnh, huyện.

Nội dung trong đơn tập trung vào các vấn đề như đề nghị xem xét việc thu hồi, sử dụng 3 ha đất lúa để thực hiện việc xây dựng chợ Kế Xuyên và khu dân cư quanh chợ, quản lý việc thu tiền khai thác quỹ đất chênh lệch so với mức phê duyệt, Công ty TNHH một thành viên Tân Phương Toàn được giao làm chủ đầu tư theo quy định nào?

Ngoài ra, các hộ cũng lo ngại việc xây dựng chợ Kế Xuyên và khu dân cư quanh chợ sát cạnh, đối diện với Trường Tiểu học Nguyễn Du gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn giao thông cho trường học. Các tiểu thương cũng đề nghị “làm rõ trách nhiệm của những tập thể và các cá nhân có liên quan trong việc thu hồi đất chưa đảm bảo trình tự pháp luật quy định”...

Theo đại diện UBND huyện Thăng Bình, đối với các nội dung kiến nghị, tố cáo trên, UBND tỉnh, UBND huyện đã trả lời theo đúng quy định hiện hành. Tại buổi họp báo, nhiều câu hỏi liên quan đến việc dời chợ cũng được lãnh đạo UBND huyện Thăng Bình giải đáp.

Ông Hồng Quốc Cường, Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình cho biết sau ngày 6-12, nếu các hộ tiểu thương tiếp tục "chây ì" thì UBND huyện sẽ đồng thời áp dụng hai biện pháp là tiếp tục tuyên truyền và cân nhắc đến biện pháp cưỡng chế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo