xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tìm bít lỗ hổng lãng phí

THẾ KHA

Đại biểu Quốc hội đề nghị xem lãng phí ngang với tội tham nhũng và quy trách nhiệm của người đưa ra chính sách gây thất thoát ngân sách

Sáng 4-11, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi). Báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH cho thấy nhiều vấn đề đáng lo ngại trong cung cách chi tiêu, sử dụng tài sản công hiện nay.

Lãng phí nhiều mặt

Báo cáo về công tác tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ cho biết bên cạnh những mặt đạt được thì công tác triển khai, tổ chức thực hiện vẫn có một số hạn chế. Tình trạng sử dụng tài sản công không đúng tiêu chuẩn, nhất là đối với ô tô công còn phổ biến. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã được ưu tiên đầu tư nhưng còn yếu kém, lạc hậu; việc quy hoạch xây dựng chưa đồng bộ, đầu tư dàn trải…
 
img
ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm cá nhân đưa ra chính sách
không phù hợp gây lãng phí vào Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Ảnh: THẾ DŨNG

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, cho rằng dù có nhiều tiến bộ song tình trạng lãng phí vẫn tồn tại trên nhiều lĩnh vực với mức độ khác nhau. Một số hạn chế, tồn tại theo báo cáo của Chính phủ chưa được nêu đầy đủ và làm rõ nguyên nhân. Đặc biệt, trong lĩnh vực quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước vẫn còn hạn chế nhất định.
 
“Lãng phí, thất thoát trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn là điểm đáng chú ý, như: phê duyệt dự án vượt quá khả năng cân đối vốn, bố trí vốn dàn trải, thi công kéo dài gây lãng phí” - ông Hiển dẫn chứng.

Ngoài ra, việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ chưa đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu; tiến trình thực hiện đề án tái cơ cấu, cổ phần hóa còn chậm. Tình trạng đầu tư xây dựng trung tâm hội nghị, nhà văn hóa vượt quá nhu cầu, tần suất cần thiết...

Thiệt hại không thua kém tham nhũng

Cho ý kiến về nạn lãng phí, đại biểu (ĐB) Trương Thái Hiền (Kiên Giang) chua chát: “Ngày xưa ông bà ta có câu “rừng vàng, biển bạc” nhưng với tốc độ khai thác, tận thu như hiện nay thì vài thập kỷ tới, chúng ta có tội với con cháu”.

Trong khi đó, ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chỉ mới chạm tới phần ngọn mà bỏ qua cái gốc. “Đó là do ban hành chính sách không phù hợp, quyết định thiếu chính xác dẫn đến lãng phí hàng ngàn tỉ đồng mà người ra quyết định cùng lắm thì cũng chỉ bị phê bình, khiển trách. Tôi thấy giải trình của Chính phủ là chưa thực sự thuyết phục” - bà Thúy gay gắt.

Bà Thúy thẳng thắn đánh giá lỗ hổng trong mặt trận phòng chống lãng phí không hề thua kém vấn nạn tham nhũng. “Một người tham nhũng 1 tỉ đồng với một người ra quyết định làm lãng phí 50-70 tỉ đồng thì ai sẽ là người gây thiệt hại nhiều hơn? Vì vậy, sửa luật cần phải tìm lỗ hổng để bít lại. Tôi đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm cá nhân đưa ra chính sách không phù hợp gây lãng phí” - bà Thúy kiến nghị.

Trong khi đó, ĐB Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) đề nghị bổ sung cả trách nhiệm của QH trong công tác phòng chống lãng phí. “Tôi và nhiều ĐB thấy có thể rút ngắn thời gian của mỗi kỳ họp xuống 5-10 ngày. Điển hình như kỳ họp này, có thể giảm từ 41 ngày xuống 30 ngày là đủ, không chỉ tiết kiệm được thời gian mà cả ngân sách” - ông Tuấn nhận định.

Băn khoăn hiệu quả đường Hồ Chí Minh

Thảo luận tại các tổ chiều 4-11 về dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi) và việc bổ sung vốn cho đường Hồ Chí Minh, ĐB Lê Trọng Sang (TP HCM) bày tỏ nhiều băn khoăn. Theo ĐB Sang, nếu chưa khảo sát đầy đủ con đường thì khó xác định nguồn vốn và dù điều chỉnh không lớn cũng nan giải.

Trong khi đó, ĐB Võ Thị Dung (TP HCM) đặt vấn đề hiệu quả của đường Hồ Chí Minh khi tờ trình của Chính phủ không nói tới các tuyến đường xương cá kết nối vào, trong khi nó cũng cần một số vốn khổng lồ. Bàn về việc này, ĐB Đỗ Văn Đương (TP HCM) thẳng thắn: “Tôi thường đi tuyến đường này, thấy xe khách, xe tải rất ít vì không có trạm sửa chữa, thậm chí cả trăm cây số không có trạm nghỉ chân, chưa kể thiếu đường nhánh. Rõ ràng là tuyến đường này chưa hiệu quả”.

Theo ĐB Đương, Quốc lộ 1 vừa nâng cấp đã quá tải mà nhu cầu lại rất lớn nên nhà nước nên dồn sức tập trung vào tuyến đường này. “Cũng như cứu đói thì phải cứu chỗ cấp thiết, hiệu quả; tránh việc nơi cần đi chưa có đường, nơi không cần lại làm” - ông Đương đề nghị.
 T.Dũng
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo