xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tìm đường cho xe buýt

Bài và ảnh: GIA MINH

Dù TP HCM đã thực hiện nhiều chủ trương nhằm nâng cao chất lượng xe buýt nhưng loại hình vận tải này vẫn đang bị không ít người “quay lưng”

Ngày 4-12, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM tổ chức hội thảo: “Bàn về các giải pháp phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại TP HCM”.

Sản lượng giảm

Sở GTVT TP HCM thừa nhận dù trợ giá mỗi năm mỗi tăng nhưng từ năm 2014 đến nay, sản lượng của xe buýt đang giảm. Cụ thể, tổng khối lượng vận tải hành khách bằng xe buýt năm 2015 ước tính chỉ đạt 323,89 triệu lượt hành khách (giảm 11,7% so với năm 2014). Trong đó, xe buýt có trợ giá đạt 270,21 triệu lượt hành khách, giảm 14,7% so với năm 2014.


Xe buýt đang phải lưu thông chật chội trên các tuyến đường của TP HCM

Xe buýt đang phải lưu thông chật chội trên các tuyến đường của TP HCM

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, theo Sở GTVT là do cơ sở hạ tầng giao thông của TP chưa hoàn thiện, không có làn đường riêng hay ưu tiên cho xe buýt khiến loại phương tiện này đang phải lưu thông chung với các xe khác. Trong khi đó, phương tiện cá nhân lại đang tăng một cách chóng mặt theo từng năm (hiện có khoảng 6,5 triệu xe gắn máy và 660.000 ô tô), chưa kể hơn 1 triệu xe vãng lai của các tỉnh lưu thông hằng ngày.

“Nguyên nhân trên đã dẫn đến tình trạng  thời gian hành trình của một chuyến xe buýt hiện đang bị kéo dài hơn, ảnh hưởng đến thời gian làm việc, học tập của hành khách khiến nhiều người đang “quay lưng” với xe buýt” - đại diện Trung tâm Vận tải hành khách công cộng TP chia sẻ.

Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, Trường ĐH Kinh tế TP HCM, thì thẳng thắn bình luận xe buýt là phương tiện chậm chạp nhất hiện nay. Cụ thể, theo tính toán, tốc độ di chuyển của xe buýt đang chậm hơn tốc độ xe máy và nhanh hơn một chút so với xe đạp. Đồng thời, tần suất các tuyến xe cũng như sự bao phủ của xe buýt chưa được thiết kế hợp lý, các đơn vị vận hành không có động cơ cải thiện chất lượng dịch vụ. “Thực trạng như vậy thì giảm sản lượng là điều dễ thấy” - ông Du nói.

Muốn thoát thì phải... nhanh!

Theo PGS-TS Phạm Xuân Mai, Trường ĐH Bách khoa TP HCM, hệ thống xe buýt ở TP cho đến nay vẫn chỉ đáp ứng được khoảng 6,5% nhu cầu đi lại. Trong khi đó, hiện TP chỉ có 14% các tuyến đường đủ rộng cho hoạt động của xe buýt, còn lại 86% các tuyến đường là xe gắn máy lưu thông chật cứng khiến xe buýt không còn chỗ lưu thông. Do đó, ông Mai cho rằng TP và Sở GTVT cần nghiên cứu cho xe buýt chạy ở làn trong cùng để phù hợp với đặc thù giao thông nhưng phương tiện cá nhân phải ưu tiên cho xe buýt.

Song song đó, ông Mai phân tích giải pháp tối ưu chính vẫn là phát triển hệ thống xe buýt nhanh BRT chất lượng cao do có khối lượng vận chuyển lớn, tương đương tàu điện ngầm và đường dành riêng hoặc ưu tiên cũng như chi phí đầu tư rẻ. “TP có 25 hành lang giao thông có thể phát triển được hệ thống BRT. Tuy nhiên, xung quanh nó phải có tính kết nối, nghĩa là cần sự liên kết với các tuyến xe buýt khác và cơ sở hạ tầng, bến bãi... thì BRT mới phát triển được. Mà chuyện này TP cứ mãi loay hoay” - ông Mai khuyến cáo.

Ông Lâm Thiếu Quân, đại biểu HĐND TP, cho rằng để vực dậy xe buýt thì TP phải nghiên cứu lại cách tính trợ giá bởi nó đang bất lợi cho ngân sách. Cụ thể,  TP đang áp dụng trợ giá gián tiếp (cho người vận chuyển) và cố gắng giảm xuống, các doanh nghiệp vận tải lại muốn tăng mức trợ giá nên hằng năm cứ phải đàm phán đi, đàm phán lại nhưng vẫn không giải quyết được triệt để.

Ngoài ra, theo ông Quân, một giải pháp để nâng cao chất lượng cho xe buýt là chuyển từ trợ giá gián tiếp sang trợ giá trực tiếp cho hành khách. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là phải hạn chế xe cá nhân, trong đó nên có phương án về tài chính.

Tiến sĩ Phạm Sanh nhận định TP đang quá kỳ vọng vào các công trình “dài hơi” như metro, trong khi những tồn tại trước mắt như tình trạng buôn bán, lấn chiếm lòng đường, tái lập mặt bằng cẩu thả, thiếu bến bãi đậu xe lại không được xử lý triệt để cũng là nguyên nhân khiến xe buýt tuột dốc. “Mấu chốt vấn đề giúp xe buýt không bị hành khách quay lưng chính là tốc độ di chuyển. Để nâng tốc độ di chuyển xe buýt thì phải giải quyết bài toán kẹt xe. Mà muốn giải quyết kẹt xe thì TP cần phát triển đồng bộ hệ thống giao thông đô thị, song song đó là từng bước nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân cũng như giải quyết những bất cập như đã nêu trên” - ông Sanh phân tích.

Cần hạn chế ô tô cá nhân

TS Huỳnh Thế Du cho rằng đã đến lúc TP cần hạn chế sử dụng ô tô cá nhân. Việc hạn chế này có thể bằng cách quy định lệ phí sử dụng diện tích mặt đường của các ô tô cá nhân tham gia lưu thông, thông qua các loại phí ùn tắc giao thông hoặc tăng phí đỗ, gửi xe.

Bởi thực tế, xe máy sử dụng diện tích đường sá hiệu quả hơn nhiều và cùng với hệ thống giao thông công cộng được quy hoạch hợp lý, sẽ có thể đem lại một giải pháp lưu thông phù hợp cho TP. Tuy nhiên, xe máy dù chiếm ít diện tích hơn nhưng vẫn phải kiểm soát mức sử dụng để góp phần quản lý giao thông và chỗ đỗ xe.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo