xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tình người bay lên

Từ Nguyên Thạch

Quanh ta vẫn còn rất nhiều người tốt, cái ác chỉ là tạm thời...

Con hẻm nhỏ số 68 đường Nguyễn Huệ, phường Đông Nhì, quận Phú Nhuận (nay là đường Thích Quảng Đức, phường 5, quận Phú Nhuận, TP HCM) đã trở thành ký ức không bao giờ phai về thời thanh niên của anh em tôi.

1. Ngày sau sỏi đá… Hồi đó, những năm đầu sau 1975, trong xóm có bà Năm đã ngoài sáu mươi bán khoai lang, khoai mì với chuối nấu. Cuối tháng hết tiền, anh em tôi qua bà Năm mượn vài ký gạo, vài con khô, mắm muối. Biết anh em tôi chẳng quen chợ búa, có hôm bà Năm còn đưa sang cả nồi thịt kho tiêu nói để ăn dần. Má tôi ngoài Trung thỉnh thoảng vào thăm gửi lại tiền nhưng bà Năm một mực không lấy.

Đối diện nhà anh em tôi là nhà chị Hương - một người hàng xóm làm nghề may tại gia, chuyên áo dài, đồ nữ. Tối tối, tôi thường ghé qua, không phải để tán tỉnh cô em chị Hương đang học lớp 11 mà để coi ké đá banh trên tivi. Lũ em chị cứ vòng tay chào anh Tư ríu rít. Rồi rót nước mời như người thân. Bán bà con xa mua láng giềng gần là vậy!

Kể hơi dông dài để muốn nói một điều: Con người sống không thể thiếu nhau, cần quan tâm đến nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã gieo vào trí nhớ mọi người câu hát nổi tiếng kêu gọi sự yêu thương Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau… (lời bài hát Diễm xưa).

Đến nay, con hẻm ngày xưa thay đổi đã nhiều. Người cũ lần lượt ra đi. Người mới đến. Những căn nhà được xây cao hơn. Cổng cũng cao hơn ngăn cách với bà con xóm giềng. Người sát vách nhau ra đường không chào hỏi nhau bây giờ là chuyện thường. Tình nghĩa xóm giềng lợt lạt dần. Đôi khi tôi tự kiểm điểm cũng có phần lỗi của tôi. Từ ngày đi làm rồi lập gia đình, cuộc sống cơm áo gạo tiền như cơn lốc cuốn tôi đi xa dần, xa dần những tình thân lối xóm.

2. Thắng chính mình. Trong năm, đọc câu chuyện dưới đây trên báo làm tôi giật mình. Một người đi xe máy dừng chờ đèn đỏ, bất ngờ 2 thanh niên đi xe máy trờ sát, người ngồi sau thò tay vào túi quần bên móc xấp tiền giấy 500.000 đồng. Nạn nhân chụp được cổ tên cướp khiến hắn làm rơi tung tóe xấp tiền xuống đường. Người đi đường không ai giúp nạn nhân bắt cướp, để 2 tên cướp tẩu mất. Trong khi đó, nhiều người đi đường dừng lại để hôi của. Câu chuyện xảy ra vào ban ngày, ở một quận trung tâm thành phố. Có lẽ rất nhiều người thật sự bị sốc khi đọc mẩu tin này. Trước nỗi đau mất mát tài sản của đồng loại nhưng nhiều người dửng dưng, thản nhiên hôi của, làm nỗi đau nhân lên.

Câu chuyện trên truyền đi thông điệp xã hội: Sự vô cảm và đạo đức của con người đã đến lúc báo động! Nhưng điều gì đã làm cho con người trở nên vô cảm? Câu trả lời có lẽ dành cho các nhà quản lý xã hội, các chuyên gia tâm lý, giáo dục. Còn đối với chúng ta, cần phải làm gì trước thực trạng này? Có lần tôi trông thấy một người mù bán vé số bị cướp mất xấp vé, đang than khóc bên đường. Thay vì dừng lại hỏi han, giúp đỡ, tôi lại chạy xe đi với lý do có vẻ chính đáng sợ trễ giờ làm việc. Muốn chiến thắng những việc nhỏ nhặt ấy thật không phải dễ! Tôi nghĩ mỗi người cố gắng thắng chính mình, bày tỏ sự quan tâm đến người khác, cộng đồng sẽ trở nên thân thiện, xã hội sẽ trở nên nhân ái. Đó là tôi nghĩ thế. Như mới đây, rất nhiều trẻ em đập ống heo, nhiều cụ hưu trí bớt chút lương hưu ủng hộ đồng bào bị bão lụt ở miền Trung. Không chỉ người dân vùng lũ mà cả những người dân thành phố nhìn thấy cảnh ấy cũng thấy ấm lòng…

3. Ở hiền gặp lành. Má tôi năm nay đã ngoài tuổi tám mươi. Câu nói cửa miệng của má là “ở hiền gặp lành”. Hồi trước, khi chưa bị tai biến, má đi chùa đọc kinh mỗi chiều. Má quan niệm lòng thành trước Đức Phật sẽ cho mình tai qua nạn khỏi. Tôi ít quan tâm song cũng xin kể câu chuyện dưới đây hầu bạn đọc. Một hôm, tôi có chuyện đi Bình Dương, lỡ có uống vài chai bia với bạn bè, lúc trở về thành phố đã hơn 10 giờ khuya. Trời đổ mưa lất phất. Quang cảnh trước mặt mờ mờ ảo ảo qua màn mưa. Bỗng “rầm”. Chiếc xe máy của tôi nằm gọn dưới gầm một chiếc xe tải đậu ven đường, cong phuộc trước. Mặt của tôi vừa tầm hứng trọn cái thùng xe tải. Kiếng cận vỡ nát. Tôi văng ra giữa đường ngất đi.

Lúc tỉnh, tôi thấy mình đang nằm trong trạm xá, đầu quấn băng trắng. Bên tôi, cô y tá với vẻ mặt lo lắng. Thấy tôi tỉnh, cô đặt một loạt câu hỏi để kiểm tra cái đầu của tôi xem có “tưng tưng” không. Tôi trả lời vanh vách tên tuổi, địa chỉ nhà… Cô y tá có vẻ yên lòng, bảo tôi ngủ đi cho khỏe, mai sáng hãy hay. Tôi nằm trằn trọc không ngủ được, bèn ngồi dậy xin về. “Đã hơn nửa khuya, xe cộ đâu anh về?”. Tôi xuống giường bệnh, lần ra cửa nơi để cái xe máy của tôi. Khởi động, xe máy nổ. Thấy tôi có vẻ cương quyết, cô y tá nói: “Thôi anh lên xe của em để em chở về”. Cô đưa tôi tới tận nhà trên đường Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh, TP HCM. Khi tôi đang gõ cửa thì cô gái quay đầu xe đi hồi nào. Tôi đâm lo cho cô ta, giữa khuya khoắt thế này… Tôi cũng không kịp hỏi tên cô là gì. Tuần sau, tôi ghé trạm xá lấy xe đi sửa. Hỏi tên cô y tá để cám ơn mà không ai biết!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo