xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tố cáo tiêu cực lại bị bắt

Xuân Hoàng

Việc tố cáo lực lượng bảo vệ rừng đánh người, hủy hoại tài sản chưa được giải quyết thì người tố cáo bất ngờ bị bắt để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ

Tại tỉnh Đồng Nai những ngày gần đây, người dân xôn xao xung quanh vụ bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc (34 tuổi), sống tại đùng tôm (thuộc xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai), tố cáo lực lượng bảo vệ rừng thuộc Ban Quản lý Rừng phòng hộ Long Thành (tỉnh Đồng Nai) trói, đánh đập bà và người thân trong gia đình đồng thời phá chòi của gia đình bà. Điều bất ngờ là khi nội dung tố cáo chưa được làm rõ thì bà Ngọc bị bắt giam vì bị cho rằng đã có hành vi cản trở người thi hành công vụ.

Do thù tức

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, ngày 19-4, bà Ngọc nhận giấy của công an mời làm việc xung quanh nội dung bà tố cáo. Tuy nhiên, khi bà đến trụ sở công an xã thì bất ngờ bị còng tay, bắt đưa về trụ sở công an huyện để điều tra về việc bà có hành vi chống người thi hành công vụ, được cho là xảy ra khi lực lượng chức năng xử lý một số ghe khai thác cát trái phép trên địa bàn.

Bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc (thứ hai từ phải qua) cùng các luật sư trong buổi làm việc với cơ quan chức năng ngày 24-4 Ảnh: PHẠM HOÀI NAM
Bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc (thứ hai từ phải qua) cùng các luật sư trong buổi làm việc với cơ quan chức năng ngày 24-4 Ảnh: PHẠM HOÀI NAM

Trước đó, sau khi bà Ngọc tố cáo, các ban, ngành của tỉnh Đồng Nai vào cuộc và 4 nhân viên bảo vệ rừng đã bị đình chỉ công tác để điều tra. Bà Ngọc cho rằng việc bà và gia đình bị lực lượng bảo vệ rừng hành hung là do họ thù tức việc bà thường xuyên phản ánh tình trạng khai thác cát bừa bãi xung quanh khu vực mình nuôi tôm mà không hề được quan tâm, xử lý. Tuy nhiên, sau khi các ban, ngành vào cuộc, hiện cơ quan điều tra vẫn chưa khởi tố vụ án đánh người, hủy hoại tài sản vì cho rằng chưa thu thập đủ chứng cứ.

Vụ việc bà Ngọc được cho là cản trở thi hành công vụ diễn ra từ đầu tháng 9-2015. Theo thông tin ban đầu, bà Ngọc thường xuyên phản ánh tình trạng khai thác, hút trộm cát hoành hành trên sông Thị Vải nhưng cơ quan chức năng không mấy lưu tâm.

Ngày 5-9-2015, bà Ngọc gọi điện báo cho Công an xã Phước An về tình trạng khai thác cát rầm rộ, gây ô nhiễm. Tuy nhiên, hơn 3 giờ sau, lực lượng chức năng mới đến hiện trường. Lúc này, bà Ngọc bị những kẻ hút cát khống chế đưa đi nhưng một lúc sau, bà thoát được.

Theo báo cáo của công an, lực lượng chức năng đã đưa một số ghe cát của Công ty Nhân Thiện Hòa (đơn vị hút cát) vào bờ để xử lý nhưng bị bà Ngọc cản trở, đòi lập biên bản tại chỗ. Lực lượng chức năng cho rằng bà Ngọc không có trách nhiệm can thiệp.

“Tôi bàng hoàng và suy sụp tinh thần, không hiểu chuyện gì xảy ra khi mình bị còng tay. Trong khi đó, tôi rất tin việc làm chống “cát tặc”, gây ô nhiễm trên sông là hoàn toàn đúng. Tôi còn gửi cả đơn thư phản ánh lên Thủ tướng Chính phủ…” - bà Ngọc cho biết.

Nhiều điểm không thuyết phục

Sau khi vụ bà Ngọc bị bắt tạm giam được thông tin, Ban Nội chính, VKSND và Công an tỉnh Đồng Nai đều đã có ý kiến cho rằng sử dụng biện pháp tạm giam là không cần thiết và có nhiều dấu hiệu vi phạm tố tụng. Vì vậy, ngày 23-4, Công an huyện Nhơn Trạch công bố hủy bỏ biện pháp tạm giam và bà Ngọc được trở về với gia đình. Các cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai cũng cho biết sẽ xem xét trách nhiệm các đơn vị của huyện Nhơn Trạch liên quan quá trình xử lý vụ việc. Trong thời gian tới, vụ việc sẽ tiếp tục được làm rõ, nếu bà Ngọc không có tội thì phải đình chỉ ngay vụ án và tổ chức xin lỗi…

Nêu quan điểm liên quan vụ việc, một cán bộ VKSND tỉnh Đồng Nai cho rằng việc bắt giữ bà Ngọc có nhiều điểm không thuyết phục, gây nghi ngờ trong dư luận. Trong khi bà Ngọc đang là người tố cáo những người có dấu hiệu vi phạm pháp luật, vụ việc chưa giải quyết xong thì lại bắt người tố cáo trong khi các tình tiết liên quan chưa đủ mức độ cần thiết để thực hiện bắt giam. Điều đó làm cản trở quyền công dân, gây khó khăn cho người tố cáo và mất niềm tin đối với dư luận. Không chỉ vậy, vụ việc còn được xác định có dấu hiệu vi phạm tố tụng khi hành vi cản trở người thi hành công vụ (nếu có) cũng đã hết thời hiệu xử lý theo quy định. Việc bà Ngọc được cho là cản trở người thi hành công vụ xảy ra từ ngày 5-9-2015 và đến ngày 19-4-2016 bị bắt tạm giam, khoảng thời gian đó là quá thời hạn giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.

Phía Công an huyện Nhơn Trạch cho rằng do bà Ngọc bất hợp tác nên việc xử lý kéo dài thời gian. Chiều 24-4, VKSND và Công an tỉnh Đồng Nai cũng như của huyện Nhơn Trạch cùng các bên liên quan vẫn đang tiếp tục họp để nhanh chóng làm rõ vụ việc.

Bị sốc trầm trọng

Chiều 24-4, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đỗ Kỳ Phong, chồng bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc, cho biết sau 4 ngày bị giam giữ, hiện vợ ông được trở về với gia đình nhưng tinh thần và sức khỏe còn bị ảnh hưởng. “Những ngày trước, vợ tôi sốc trầm trọng, hiện đã đỡ hơn nhờ sự động viên của gia đình nhưng vợ chồng tôi vẫn còn rất hoang mang, công việc xáo trộn, những ngày qua chẳng làm được việc gì cả…” - ông Phong cho biết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo