xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Toàn lực đưa lao động về nước

DUY QUỐC - NGUYỄN QUYẾT

Việt Nam rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho hoạt động bảo hộ công dân và người lao động ở nước ngoài

587 lao động Việt Nam tại Libya sẽ được chuyên cơ của Vietnam Airlines và chuyên cơ do Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM) tài trợ đưa về nước tại sân bay Nội Bài - Hà Nội vào ngày 9-3.
 
Ngoài ra, các điều phối viên Văn phòng Khu vực của IOM tại Rome (Ý) cũng đã được cử đến biên giới Algeria - Libya để cùng các cơ quan hữu quan của Việt Nam đưa 292 lao động Việt Nam sau cùng đang tập kết tại đây về nước.
 
Trong chiều 9-3, Ban Chỉ đạo giải quyết tình hình công dân Việt Nam tại Bắc Phi và Trung Đông họp đánh giá công tác giải quyết tình hình lao động Việt Nam tại Libya.
 
Cả nước cùng chia sẻ
 
Trong lịch sử bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài nói chung và xuất khẩu lao động nói riêng, chưa bao giờ Việt Nam dồn toàn lực để đưa một số lượng khổng lồ người lao động (NLĐ) về nước trong một thời gian ngắn như thế.
 
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng cả nước đã cùng chia sẻ với những rủi ro, khó khăn mà NLĐ Việt Nam tại Libya phải gánh chịu.
 
“Chỉ đạo kịp thời của Chính phủ cùng sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành đã góp phần giải quyết vụ việc nhanh chóng và hiệu quả” – Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định.  
 
img
Lao động ở Libya về nước tại sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 8-3. Ảnh: DUY QUỐC

Theo bộ trưởng, việc Thủ tướng Chính phủ cho thành lập Ban Chỉ đạo giải quyết tình hình công dân Việt Nam tại Bắc Phi và Trung Đông, lập các đoàn công tác hỗ trợ lao động là mắt xích quan trọng để thực hiện các phương án đưa lao động về nước.
 
Trong suốt một tuần lễ có mặt tại các nước lân cận Libya, 5 đoàn công tác hỗ trợ lao động, cán bộ cơ quan ngoại giao và ban quản lý lao động Việt Nam tại các nước lân cận Libya đã làm việc không biết mệt mỏi để đưa NLĐ về nước.
 
Trong thành công chung, phải kể đến sự tham gia tích cực của Vietnam Airlines với chiến dịch cầu hàng không có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. 
 
Hình thành cơ chế giải quyết rủi ro
 
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước, cho biết từ vụ việc này, cục đã đúc kết được những kinh nghiệm cho công tác quản lý NLĐ Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
 
Theo ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, báo chí nước ngoài và các tổ chức quốc tế đã đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc giải quyết lao động Việt Nam tại Libya.
 
“Chúng ta rút ra được nhiều bài học quý giá từ cách giải quyết tình hình lao động ở Libya. Đó là hình thành được cơ chế giải quyết rủi ro mà nền tảng là sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, doanh nghiệp…” – ông Trào nói.
 
Ông Đào Công Hải, Cục phó Cục Quản lý Lao động ngoài nước, cho rằng một bài học khác mang lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động là họ sẽ chủ động hơn trong việc quản lý lao động, kịp thời nắm bắt vụ việc và phối hợp với chủ sử dụng lao động, cơ quan quản lý, cơ quan ngoại giao trong việc bảo vệ NLĐ khi có rủi ro xảy ra.
 
“Với cách giải quyết tốt như vừa qua, dù trong khó khăn, NLĐ vẫn tin tưởng và yên tâm tham gia xuất khẩu lao động” – ông Hải khẳng định.
 

Những cột mốc đáng nhớ

 
- Ngày 15-2, biểu tình bắt đầu xuất hiện ở hai TP Tripoli và Benghazi của Libya. Bộ LĐ-TB-XH, Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan quản lý, cơ quan đại diện ngoại giao tại Libya theo sát tình hình và chủ động đề xuất các biện pháp ứng phó.
 
- Ngày 18-2, Cục Quản lý Lao động ngoài nước yêu cầu các doanh nghiệp rà soát lao động Việt Nam tại Libya, cung cấp đầy đủ danh tính và địa chỉ làm việc.
 
- Ngày 22-2, Cục Quản lý Lao động ngoài nước quyết định ngừng đưa lao động sang Libya.
 
- Ngày 23-2, Bộ Ngoại giao và Bộ LĐ-TB-XH triển khai phương án di tản lao động khỏi Libya. 
 
- Ngày 24-2, hơn 2.000 lao động Việt Nam di tản khỏi Libya. Hơn 8.400 lao động còn lại được sơ tán và đưa vào nơi trú ẩn an toàn.
 
- Ngày 25-2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định thành lập Ban Chỉ đạo giải quyết tình hình công dân Việt Nam tại Bắc Phi và Trung Đông; chỉ đạo lập 5 đoàn công tác hỗ trợ lao động sang các nước lân cận Libya. Cùng ngày, hơn 4.500 lao động được di tản khỏi Libya.
 
- Ngày 26-2, 181 lao động đầu tiên tại Libya được đưa về nước.
 
Tính đến 19 giờ ngày 8-3, đã có 8.564 lao động Việt Nam làm việc tại Libya về nước bằng đường hàng không và 1.117 lao động sẽ về nước bằng đường tàu biển vào ngày 21-3.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo