icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tôi muốn bình tâm trở lại

Bài và ảnh: Mạnh Duy

Đó là tâm sự của GS Ngô Bảo Châu trước khi ông lên đường sang Mỹ (ngày 5-9) bắt đầu công việc tại Khoa Toán của Trường Đại học Chicago

GS Ngô Bảo Châu đã kết thúc một tháng bận rộn, đầy ắp sự kiện ở VN và Ấn Độ. Nhiều lúc nhà toán học 38 tuổi này không có thời gian để ăn một bữa cơm bên gia đình nhưng với ông, một tháng vừa qua khiến ông nhận ra tình cảm và sự trân trọng mà mọi người dành cho mình.
 
Trước khi cùng gia đình lên đường sang Mỹ, GS Ngô Bảo Châu đã kịp ra mắt quỹ học bổng “Vì tinh thần hiếu học”. Với ông, đó là công việc quan trọng nhất mà ông đã làm được trong chuyến trở về VN lần này. Trong ông lúc nào cũng đau đáu câu hỏi: Làm thế nào để quỹ học bổng “Vì tinh thần hiếu học” hoạt động hiệu quả. GS Ngô Bảo Châu mừng vì quỹ học bổng đã ra đời nhưng càng mừng hơn vì ngay từ đầu quỹ học bổng của ông đã mang đúng tinh thần thiện nguyện.
 
Một tháng ở VN, GS Ngô Bảo Châu tâm sự với bố mẹ rằng ông thực sự muốn bình tâm trở lại để tiếp tục nghiên cứu. Với những thành tựu được đánh giá vĩ đại với khoa học VN, Ngô Bảo Châu được tung hô nhưng không phải nhà khoa học thực thụ nào cũng muốn bị bủa vây bởi những lời ca tụng. GS Ngô Bảo Châu nói: “Trở lại Mỹ, tôi sẽ là người bình thường, không ai biết tôi là ai”.
 
 
img
GS Ngô Bảo Châu trong vòng vây của người hâm mộ


Có lẽ đó là lúc ông trở lại được với công việc thường lệ của mình là nghiên cứu toán học. Trước khi lên đường sang Mỹ nhận công tác mới, GS Ngô Bảo Châu đã kể cho chúng tôi câu chuyện về một vị GS mà ông rất kính nể ở ĐH Chicago, người sắp trở thành đồng nghiệp của ông.
 

Chiều 4-9, UBND TP Hà Nội đã trao tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú năm 2010 cho GS Ngô Bảo Châu.

Đó là ông Kottwitz, một GS đã gần 70 tuổi, người có vai trò quan trọng thúc đẩy GS Ngô Bảo Châu tìm ra con đường giải quyết Bổ đề cơ bản Langlands. Điều GS Ngô Bảo Châu nể phục Kottwitz chính là tinh thần nghiên cứu khoa học không vụ lợi. “Cách đây ít lâu, GS Kottwitz được bổ nhiệm làm Trưởng Khoa Toán của Trường ĐH Chicago nhưng ông ấy một mực từ chối”- Ngô Bảo Châu kể.
 
Từ trước khi trở thành GS của ĐH Chicago, Ngô Bảo Châu vẫn thường xuyên lui tới trường này và gặp gỡ GS Kottwitz. Chính bố mẹ GS Ngô Bảo Châu cũng nói rằng: “Kottwitz là người đứng sau những thành công của Châu”.
 
Một trong những lý do nữa khiến GS Ngô Bảo Châu chọn ĐH Chicago để làm việc là vì ở đây ông không phải bắt buộc giảng dạy cho sinh viên như khi ông công tác tại ĐH Princeton. Có nghĩa là ông có thời giờ nhiều hơn tập trung cho nghiên cứu khoa học.

Mỗi năm về quê hương vài tháng

GS Ngô Bảo Châu không chỉ nhận được lời mời từ ĐH Chicago mà nhiều trường ĐH khác ở Mỹ cũng mời ông làm việc với mức lương cao.
 
Tuy nhiên, ông đã quyết định về với ĐH Chicago, nơi có những đồng nghiệp mà ông yêu quý, nơi có môi trường học thuật không vụ lợi.
 
Trở lại Mỹ, tạm biệt những ngày ở Hà Nội đầy ắp kỷ niệm, GS Ngô Bảo Châu tâm sự rằng mỗi năm ông muốn trở về quê hương vài tháng để giảng dạy. Đó là tấm lòng của người con nặng lòng với đất nước.
 
Nhưng có lẽ điều mà mọi người VN mong muốn là khi đến với môi trường mới, GS Ngô Bảo Châu sẽ có thêm những công trình giá trị.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo