xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tóm sao nổi “dê” công sở!

Hồng Đào

Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc vừa mới được ban hành nhưng đã bị nghi ngờ về tính khả thi

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa công bố Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục (QRTD). Bộ quy tắc này nhằm giúp giải quyết những điểm vẫn chưa được pháp luật hướng dẫn cụ thể đối với hành vi QRTD tại nơi làm việc.

Bằng chứng đâu?!

Theo một nghiên cứu do Bộ LĐ-TB-XH thực hiện với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trong năm 2012, phần lớn các nạn nhân bị QRTD ở Việt Nam là lao động nữ, tuổi từ 18-30.

Thực tế, không chỉ lao động nữ mà cả lao động nam cũng bị QRTD tại nơi làm việc. Anh N.M.T (nhân viên một công ty tại quận 9, TP HCM) kể anh từng bị một giám đốc nữ gạ gẫm đổi tình. Khi ấy, anh mới ra trường, được một công ty nhận vào làm việc. Một lần, vị giám đốc nữ ngoài 50 tuổi bảo bình nước nóng lạnh ở nhà bị hỏng nên nhờ anh T. đến sửa giùm. Lúc anh đang sửa máy trong phòng tắm, bà giám đốc bất ngờ xuất hiện với trang phục thiếu vải cùng nhiều cử chỉ khêu gợi.

Minh họa: Khều
Minh họa: Khều

Hốt hoảng, anh T. bỏ về nhà. Những ngày sau, vị giám đốc tiếp tục tìm cách gần gũi. Thấy anh né tránh thì sếp bà tỏ ra khó chịu, gây khó dễ trong công việc. Cuối cùng, anh T. quyết định nghỉ việc để thoát khỏi sự quấy rối.

Khi chẳng may gặp “dê cụ” ở chốn công sở, không  ít chị em đã dũng cảm tố cáo nhưng kết quả chỉ nhận sự lấp liếm, xử lý theo kiểu huề cả làng. Chị T.N.T làm trợ lý giám đốc kinh doanh cho một công ty ở quận 3, TP HCM là một nạn nhân bị QRTD. Chị cho biết do yêu cầu công việc, chị hay đi công tác, tiếp khách cùng sếp. Không ít lần sếp có thái độ thân mật quá đáng, thậm chí gạ gẫm, thường xuyên nhắn tin, gọi điện thoại cho chị.

“Có lần, vì công việc gấp, mọi người về hết chỉ còn mình tôi và sếp trong phòng. Sếp đã đến đòi tôi phải “đáp ứng” ngay. Sợ quá, tôi chạy ra ngoài và về nhà luôn. Sau đó, được sự khuyến khích của nhiều người, tôi đã làm đơn tố cáo sếp nhưng rồi chẳng thấy ai nói gì vì không bằng chứng, không xử lý được” - chị T. kể.

Rồi sau đó chị T. bị chuyển sang bộ phận khác trong sự xầm xì, bàn tán của các đồng nghiệp.

Tại một hội thảo bàn về vấn đề QRTD mới đây do Bộ LĐ-TB-XH tổ chức ở TP HCM, bà Tống Thùy Nga, Phó Phòng Pháp chế Sở LĐ-TB-XH TP HCM, cho hay TP hiện có trên 200.000 doanh nghiệp. Năm 2014, Sở LĐ-TB-XH đi kiểm tra và xử phạt trên 1.200 vụ việc vi phạm luật lao động nhưng không có vụ nào liên quan đến QRTD. “Người Việt Nam có tâm lý e ngại, thà âm thầm chịu đựng hoặc chọn cách nghỉ việc chứ không nghĩ dám tố cáo vì sợ mang tiếng rằng “không có lửa sao có khói” - bà Nga đánh giá.

Chỉ khuyến khích áp dụng bộ quy tắc

Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết Bộ Luật Lao động 2012 đã quy định hành vi QRTD tại nơi làm việc bị nghiêm cấm song các quy định của pháp luật còn chung chung, không có hướng dẫn cụ thể để nhận diện hành vi QRTD, làm cho việc phòng chống và xử lý hành vi QRTD còn gặp nhiều khó khăn.

Do đó, Bộ Quy tắc ứng xử về QRTD ra đời, đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho Chính phủ, các tổ chức sử dụng lao động, Công đoàn và người lao động về thế nào là QRTD tại nơi làm việc, làm thế nào để phòng ngừa hành vi này, và cần thực hiện những bước nào nếu hành vi này diễn ra. Mục tiêu của bộ quy tắc là khuyến khích chủ sử dụng lao động và người lao động tại Việt Nam nhận diện, ngăn chặn và xử lý QRTD tại nơi làm việc thông qua những hướng dẫn cụ thể. Đây không phải là một văn bản pháp luật, một quy định mang tính bắt buộc mà chỉ dừng lại ở mức tài liệu tham khảo, khuyến nghị, hướng dẫn và khuyến khích áp dụng.

Theo anh Đỗ Văn Thành, nhân viên Công ty Freetrend A (KCX Linh Trung 2, TP HCM), các hướng dẫn nhận diện trong bộ quy tắc còn nhiều điểm chưa thuyết phục, khá mơ hồ. Cụ thể, theo bộ quy tắc này, các hình thức QRTD bao gồm hành vi quấy rối thể chất như tiếp xúc, cố tình đụng chạm, sờ mó… Hành vi quấy rối bằng lời nói bao gồm cả nhận xét không phù hợp, không đúng đắn. Hành vi quấy rối phi lời nói bao gồm ngôn ngữ cơ thể không đứng đắn. “Quy định kiểu này chắc từ giờ trở đi chúng tôi chẳng dám đùa với lao động nữ trong công ty nữa, kẻo lại bị coi là QRTD” - anh Thành nói.

Khi biết có Bộ Quy tắc ứng xử về QRTD tại nơi làm việc, chị Nguyễn Thị Thùy Linh, nhân viên PR của một doanh nghiệp tại TP HCM, rất hào hứng vì nghĩ rằng từ đây, các “yêu râu xanh” trong công sở sẽ hết dám manh động. Tuy nhiên, chị tỏ ra băn khoăn khi các hành vi quấy rối chưa được luật hóa để xử lý nghiêm. “Tôi đã chứng kiến nhiều người làm đơn thư tố cáo, có chữ ký hẳn hoi mà cuối cùng cũng trớt huớt thì đừng nói chi là khuyến khích chung chung. E là bộ quy tắc này không khả thi vì không có tính pháp lý cao” - chị Linh nói.

 

Bà Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Trung tâm Hồn Việt TP HCM:

img

Đừng âm thầm chịu đựng!

Tình dục là một nhu cầu của con người, không xấu. Tuy nhiên, thực hiện hành vi về tình dục phải hợp lý và hợp pháp. Nhu cầu thì người nào cũng có nhưng tại sao người này thực hiện hành vi QRTD còn người khác thì không?

Những người QRTD người khác là những người bị rối loạn về cảm xúc hoặc về sinh lý, thường họ nghiện tình dục và luôn ám ảnh việc này, nhìn phụ nữ nghĩ ngay đến yếu tố tình dục. Bộ quy tắc ứng xử về QRTD chỉ dừng ở mức hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng thì tôi cho rằng tính khả thi không cao vì không có tính pháp lý và cưỡng chế. Một người không kiềm chế được cảm xúc thì lúc đó họ chỉ biết làm theo những gì họ muốn, còn nhớ gì đến quy tắc ứng xử.

Khi bị QRTD, nhiều chị em âm thầm chịu đựng. Điều này không nên vì tạo cơ hội cho các “yêu râu xanh” hoành hành. Chị em nên mạnh dạn tố cáo để tránh có nhiều nạn nhân tiếp theo.

 

Ông Nguyễn Hữu Long, chuyên viên tâm lý Tổng đài 1080:

img

Đùa giỡn với đồng nghiệp bị cho là quấy rối

Một số nhân viên mới vào nghề hay bị những người làm trước lợi dụng, gạ gẫm khiến cho họ bị tổn thương, hoang mang. Và không chỉ có nữ mà cả nam giới cũng là đối tượng bị QRTD bởi sếp nữ hoặc sếp nam hoặc ngay cả với đồng nghiệp nữ. Tôi nghĩ bộ quy tắc ứng xử nên quy định rõ ràng hơn về các hành vi quấy rối vì đôi khi lời nói hay cử chỉ chỉ là đùa giỡn, thân mật giữa đồng nghiệp với nhau nếu cũng bị liệt vào hành vi quấy rối thì quá nghiêm trọng.

Ở nước ngoài, hành vi QRTD được quy định xử phạt rất nặng nhưng ở Việt Nam điều này mới được quan tâm. Bộ quy tắc ra đời là một bước tiến quan trọng cho môi trường làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, nên có quy định rõ ràng có tính pháp lý cao để ứng dụng vào thực tiễn.

 

Bà Đàm Minh Hoa, Chủ tịch Công đoàn Công ty May Việt Thắng tại TP HCM:

img

Đưa vào nội quy

Công ty tôi đã xây dựng bộ quy tắc ứng xử QRTD và đưa vào là điều thứ 4 trong nội quy công ty. Chúng tôi định nghĩa rõ ràng thế nào là hành vi QRTD, những hành vi nào bị nghiêm cấm, quy trình khiếu nại và những việc cần làm khi bị quấy rối. Nội quy này được Công đoàn và ban giám đốc cam kết thực hiện đúng.

Tôi nhận thấy rằng để công nhân hiểu thế nào là QRTD thì chủ doanh nghiệp, Công đoàn phải thường xuyên tuyên truyền. Chúng tôi đưa nội dung QRTD vào chương trình phát thanh hằng ngày và có thùng thư góp ý để công nhân dễ dàng gửi đơn, thư. Như tại công ty tôi, có một công nhân nam đến nói chuyện với tôi về chị tổ trưởng hay quấy rối em ấy. Khi tôi mời nữ công nhân đến làm việc, chị này không nghĩ đó là hành vi quấy rối mà chỉ đùa giỡn, hứa sẽ rút kinh nghiệm. Vì thế, việc tuyên truyền cho người lao động hiểu về việc bảo vệ mình khỏi bị QRTD là rất quan trọng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo