xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tốn 12,5 tỉ đồng/tháng vẫn sạt lở

Bài và ảnh: LINH AN

Đó là tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua các tỉnh miền Trung. Tình trạng sạt lở thường xuyên còn đe dọa đời sống cư dân miền núi, nhất là trong mùa mưa bão

Đường Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng vào ngày 5-4-2000 tại xã Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Giai đoạn 1 của dự án (2000-2007) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng với chiều dài hơn 1.000 km từ Hòa Lạc - Hà Nội đến Tân Cảnh - Kon Tum.

Vai trò và ý nghĩa chiến lược của đường Hồ Chí Minh là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, sau một thời gian đưa vào khai thác, đường Hồ Chí Minh, đặc biệt là tuyến qua các tỉnh miền Trung, thường xuyên bị sạt lở.

img
Đất đá trên núi đổ xuống đường Hồ Chí Minh khiến người tham gia giao thông phải khiêng xe máy qua các đoạn bị tắc


Hễ mưa là... tắc


Mỗi khi có mưa lũ lớn là đường Hồ Chí Minh đoạn qua các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Kon Tum bị tắc ngay lập tức. Hàng trăm xã miền núi, nơi cư trú của nhiều dân tộc vùng cao, bị cô lập nhiều ngày; chính quyền các tỉnh dù cố gắng hết sức vẫn rất khó khăn để tiếp cận, cứu trợ lương thực cho người dân bằng đường ô tô nên phải vận chuyển bằng cách gùi, thồ như... 50 năm trước.

Điển hình là hôm 3-10, ông Vũ Đình Hòe, Chủ tịch UBND huyện miền núi Đakrông (Quảng Trị), dẫn đoàn đi cứu trợ khẩn cấp tại các xã Tà Rụt, A Bung, A Ngo, A Vao phải chịu dừng chân tại xã Húc Nghì vì tắc đường. Cả đoàn phải gùi hàng vượt núi đến vùng bị lũ cô lập bởi đường ô tô bị nghẽn hoàn toàn.


Chỉ lo vá mặt đường


Có mặt trên đường Hồ Chí Minh trong những ngày mưa lũ, chúng tôi ghi nhận nhiều đoạn khi đi qua chưa thấy sạt lở nhưng khi trở về gặp phải đất đá từ sườn núi cao đổ xuống, rất nguy hiểm.

Bão số 9 và trận lũ tiếp sau đó đã khiến đường Hồ Chí Minh đoạn qua các tỉnh miền Trung bị sạt lở tại hơn 300 điểm, số cầu cống bị sập hoàn toàn không thể kể hết.

Riêng đoạn qua tỉnh Quảng Nam có 180 điểm sạt lở nghiêm trọng, làm hơn 400.000 m3 đất đá đổ xuống mặt đường; đoạn qua tỉnh Thừa Thiên-Huế bị tắc nghẽn tại 31 điểm, sạt lở ta-luy dương tại 27 điểm, sạt lở ta-luy âm tại 6 điểm; đoạn qua tỉnh Quảng Trị sạt lở 53 điểm. Tại Km 195+250, gần đỉnh đèo Sa Mù thuộc địa phận huyện Hướng Hóa - Quảng Trị, do sạt lở, đường đứt cả đoạn dài 60 m, sâu 25 m...


Mỗi năm, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh phải bỏ ra khoảng 100 tỉ đồng để khắc phục hậu quả bão lũ gây ra trên truyến đường Hồ Chí Minh và 50 tỉ đồng thực hiện các dự án chống xói lở. Tính ra bình quân mỗi tháng mất 12,5 tỉ đồng để “chữa bệnh” cho con đường. Tuy nhiên, tình trạng sạt lở vẫn không giảm, nhiều đoạn đường năm nào cũng bị sạt lở tại cùng một vị trí.


Ông Lê Duy Hiến, Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng đường bộ Quảng Trị, cho rằng: “Đường Hồ Chí Minh có nhiều đoạn qua núi cao, vực thẳm, nếu chỉ chú trọng ở mặt nhựa của đường thôi thì chưa đủ mà phải tăng cường kiên cố hóa những vị trí thường xuyên xảy ra sạt lở mới hạn chế được tình trạng này”.


Tạm cấm xe tải nặng lưu thông


Trong chuyến thị sát đường Hồ Chí Minh mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng đã yêu cầu tạm cấm xe tải nặng lưu thông trên tuyến đường này. Các loại xe vận tải hành khách phải di chuyển thận trọng, nhất là khi qua những đoạn đường bị sạt lở nặng. Nguyên nhân là do sau mưa lũ, nền đường Hồ Chí Minh rất dễ bị sụt, lún; đất đá trên núi có thể đổ xuống bất cứ lúc nào.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo