xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM 40 năm bừng sáng: Nhớ thời chạy ăn từng bữa

Phan Anh - Thanh Nhân

Năng động, sáng tạo, bản lĩnh, nghĩa tình và quyết thắng. Đó là 5 phẩm chất cốt yếu của lãnh đạo và nhân dân TP HCM để xây dựng một địa phương từ chỗ yếu kém, lạc hậu sau chiến tranh trở thành đô thị tiêu biểu dẫn đầu cả nước như hôm nay.

Hậu quả chiến tranh nặng nề và cơ chế quản lý tập trung bao cấp đã đẩy TP HCM và miền Nam vào tình thế hết sức khó khăn. Trong hoàn cảnh ấy, những ý tưởng mới mẻ sớm lóe lên

Sau năm 1975, TP HCM bắt tay vào công cuộc xây dựng, phát triển trong hoàn cảnh hết sức khó khăn khi chiến tranh vừa dứt, kinh tế thành phố và toàn miền Nam thì què quặt, chưa kể phải đương đầu với tàn dư ngụy quân, ngụy quyền rất phức tạp. Phải làm gì để thoát khỏi sự trì trệ để làm đầu máy kéo con tàu kinh tế cả nước về phía trước, đó là câu hỏi đau đáu của lãnh đạo TP HCM lúc bấy giờ.

Những ngày đầu chật vật

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - từng là Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch rồi Phó Chủ tịch UBND TP HCM - nhớ lại: Đồng bào miền Nam khi ấy phải ăn cơm độn bo bo, bột mì và khoai sắn. TP HCM phải “chạy ăn từng bữa” cho 3,5 triệu dân.

img

 

Cảnh xếp hàng trước các cửa hàng mậu dịch chờ mua nhu yếu phẩm theo chế độ tem phiếu ở TP HCM và các tỉnh ở miền Nam vào những năm cuối 1970, đầu 1980. (Ảnh tư liệu)
Cảnh xếp hàng trước các cửa hàng mậu dịch chờ mua nhu yếu phẩm theo chế độ tem phiếu ở TP HCM và các tỉnh ở miền Nam vào những năm cuối 1970, đầu 1980. (Ảnh tư liệu)

 

Vào cuối những năm 1970 đầu 1980, nhiều nhà máy ở thành phố thiếu nguyên liệu, thiếu điện nên phải ngưng hoạt động; việc làm thiết hụt nghiêm trọng, tệ nạn xã hội lại đầy rẫy. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào viện trợ từ bên ngoài nên yếu kém, lạc hậu. Cộng thêm đó là việc cung cấp lương thực, thực phẩm (theo định lượng) cho cán bộ, nhân viên và nhân dân lao động giảm sút về số lượng lẫn chất lượng. Hơn 700.000 ha đất nằm trong vùng vành đai trắng bị hoang hóa…

Theo hồi ức của PGS-TS Phan Xuân Biên, Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM, vài năm đầu sau giải phóng, kinh tế sa sút nghiêm trọng, giá cả thị trường tăng liên tục, cùng với đó là những sai lầm, duy ý chí trong cải tạo, xây dựng kinh tế, quản lý điều hành và tình trạng “ngăn sông cấm chợ”, “bán như cho, mua như cướp”… đã gây tâm lý bất an cho mọi tầng lớp nhân dân. Người dân truyền tai nhau “ban ngày cả nước lo việc nhà, ban đêm cả nhà lo việc nước” (“việc nhà” là bó rau, lon gạo, chai nước mắm; “việc nước” là lo đi hứng nước để nấu ăn, tắm giặt).

Hình ảnh từng đoàn người rồng rắn xếp hàng cả ngày trước các cửa hàng lương thực quốc doanh, cảnh nhà nhà rải gạo lên mâm lượm thóc, bông cỏ... trở thành nỗi trăn trở, day dứt thường trực của lãnh đạo thành phố. “Lúc bấy giờ, cứu đói và tìm việc làm cho người lao động trở thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách bên cạnh nhiệm vụ ổn định tình hình, lập lại trật tự” - ông Phạm Chánh Trực, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP HCM, kể.

Vực dậy bằng Kế hoạch B

Với quyết tâm thay đổi tình hình trong điều kiện cuộc đấu tranh giữa bảo thủ và trì trệ với đổi mới cách nghĩ, cách làm diễn ra gay gắt, Thành ủy TP HCM đã kiên trì xuống cơ sở, gặp gỡ cán bộ và nhân dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ rồi cùng cán bộ cơ sở bàn bạc, tháo gỡ bằng những giải pháp đa dạng.

Theo ông Phạm Chánh Trực, một mặt, thành phố tổ chức cho người dân đi xây dựng vùng kinh tế mới; mặt khác, tổ chức lực lượng thanh niên xung phong ra ngoại thành làm kinh tế. 10.000 thanh niên xung phong từ nhiều lực lượng, thành phần đã ra quân theo lời hiệu triệu của Thành đoàn. Cạnh đó, chính quyền luôn đi sâu, nắm sát những vướng mắc từ thực tiễn đời sống người dân và hoạt động tại các nhà máy để tìm cơ chế áp dụng phù hợp.

Những năm ấy, cả nước vận hành cơ chế tập trung bao cấp, sản xuất theo chỉ tiêu của bộ - ngành trung ương, nguyên liệu sản xuất do trung ương phân bổ, làm xong thì giao lại cho các tổ chức thương mại quốc doanh thu mua. Vật tư nguyên liệu thiếu thốn, công nhân không có việc làm phải đi trồng rau, nuôi bò... Dân đói, không thể chờ gạo cứu trợ từ trung ương rót xuống, Sở Lương thực TP HCM thì không được phép thu mua theo giá thỏa thuận; nông dân các tỉnh không được bán lúa gạo về TP HCM vì bị cấm vận chuyển ra ngoại tỉnh. Trước tình hình đó, TP HCM quyết định lập tổ thu mua lúa gạo, tổ chức cho Công ty Lương thực TP HCM xuống các tỉnh miền Tây mua gạo về bán cho dân, sau đó đem sản phẩm công nghiệp xuống các tỉnh đổi lúa gạo.

Giải quyết xong nạn đói, nhận thấy không thể để tình trạng sản xuất đình đốn kéo dài, lãnh đạo thành phố đến từng nhà máy nắm bắt tình hình thực tế, cùng doanh nghiệp tìm hướng ra. Ông Phạm Chánh Trực nhớ lại: “Chủ tịch UBND TP khi ấy là ông Võ Văn Kiệt chỉ đạo phải huy động vốn để mua nguyên liệu về sản xuất. Thành ủy biết lúc đó trong dân còn tiền, vàng nên bằng mọi cách huy động vốn để nhập vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất và bắt tay vào thí điểm Kế hoạch B (song song với Kế hoạch A chính thức do nhà nước giao). Khi làm ra sản phẩm thì bán theo giá thị trường, thu được nhiều tiền hơn. Có tiền, lại cho doanh nghiệp mang tiền đó mua gạo, thủy - hải sản ở ĐBSCL để xuất khẩu, lấy ngoại tệ mua nguyên liệu về sản xuất… Kế hoạch B đã khởi động cho cả một guồng máy cùng chạy, không chỉ trong sản xuất công nghiệp mà trong thương mại, xuất nhập khẩu… cũng có Kế hoạch B; kéo theo các tỉnh cũng làm Kế hoạch B trong sản xuất nông nghiệp để cung ứng cho TP HCM theo giá thị trường”.

Khó khăn nhờ vậy tạm thời được giải quyết nhưng bao thách thức vẫn còn trước mắt...

Kỳ tới: Xé rào

Đột phá để tự cứu

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải còn nhớ rõ vào những năm tháng đó, từ trong Văn phòng Thường trực Thành ủy cũng như khi đi xuống các xí nghiệp, nhà máy, công trường, các lãnh đạo Thành ủy đã hiệu triệu giai cấp công nhân, nhân dân lao động, viên chức nhà nước phải “tự cứu lấy mình” với tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” nhằm thoát khỏi sự trói buộc của cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, tìm ra biện pháp xác đáng giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc, phù hợp với tình hình thực tế của thành phố. Đặc biệt, hội nghị Đảng bộ TP HCM lần 9 và 10 vào mùa hè 1979 và 1980 mở đầu điểm đột phá theo hướng nâng cao tinh thần chủ động, sáng tạo cơ sở, phát huy mọi khả năng sản xuất. Thời kỳ đó chứng kiến sự xuất hiện hàng loạt mô hình sản xuất - kinh doanh tiên tiến như Công ty Bột giặt miền Nam, Xí nghiệp Thuốc lá, Xí nghiệp Cầu Tre, Dệt Thành Công, Dệt Phong Phú...

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo