icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP Hồ Chí Minh nằm trong vùng động đất nhẹ

Theo Sài Gòn Giải Phóng

Ngày 16-11, UBND TPHCM đã có buổi làm việc với các cơ quan chức năng về động đất. Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Đình Xuyên, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết, trên cả nước hiện có 26 trạm quan trắc động đất.

Trong đó, khu vực miền Bắc chiếm đa số 22 trạm, 4 trạm còn lại phân bố rải rác 4 tỉnh miền Trung. So với thế giới, các trạm quan trắc động đất nước ta quá lạc hậu, chưa có vệ tinh thâu nhận thông tin động đất.

Nhận định về khả năng xảy ra động đất ở TPHCM, ông Xuyên cùng một số tiến sĩ, giáo sư địa chấn khác có mặt tại cuộc họp khẳng định: TPHCM nằm trong khu vực ít xảy ra động đất hoặc nếu có xảy ra thì chỉ ở mức độ nhẹ. Vụ động đất vừa qua được xem là ngưỡng giới hạn cường độ động đất ở thành phố. Nhận định là vậy, song các nhà khoa học cũng cảnh báo: thành phố không nên chủ quan với động đất. Các ông đề nghị, thành phố sớm chủ động đầu tư hệ thống quan trắc động đất để chủ động phòng tránh và điều chỉnh những thông số kỹ thuật trong thiết kế xây dựng.

Phát biểu kết thúc buổi họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Thiện Nhân cùng Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Đua đã thống nhất chỉ đạo: nghiên cứu ngay đề án phân vùng động đất nhỏ trên địa bàn thành phố theo lộ trình, cuối tháng 11 nộp đề cương, sau đó cho trình bày bảo vệ và triển khai thực hiện; trong tháng 12-2005, Sở Tài nguyên-Môi trường cùng với các nhà khoa học trình UBND TP phương án xây dựng các trạm quan trắc động đất tại thành phố; Sở Tài nguyên-Môi trường phối hợp với Sở Khoa học-Công nghệ biên soạn và phát hành các tài liệu liên quan đến động đất, cách xử lý khi có động đất xảy ra đến mọi người dân thành phố, đặc biệt đưa đến các trường học để giúp người dân nhận thức đúng đắn về động đất, tránh tâm lý hoang mang hoặc chủ quan.

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Đua còn yêu cầu di dời ngay những người sống trong các chung cư đã xuống cấp đồng thời có kế hoạch tái định cư cho họ để đảm bảo an toàn cho những người sinh sống ở đây.

* Động đất cực đại ở Nam bộ chỉ khoảng 5,5 độ richter. Đó là thông tin được khẳng định tại cuộc hội thảo “Atlas về thảm họa thiên nhiên khu vực châu Á – Thái Bình Dương” diễn ra ngày hôm qua, 16-11, tại Hà Nội. Đây là cuộc hội thảo nằm trong khuôn khổ “Những ngày KH-CN Việt Nam và Mỹ” đang diễn ra ở Hà Nội, do Viện Vật lý địa cầu (Viện KH-CN Việt Nam) và Trung tâm Dự báo thảm họa Thái Bình Dương (PDC) phối hợp tổ chức.

Theo nghiên cứu của Viện Khí tượng Thủy văn, nguy cơ xảy ra động đất gây sóng thần ở ngay tại vùng biển Việt Nam là rất nhỏ. Khả năng lớn nhất nếu có sóng thần ở vùng biển Việt Nam là do động đất ở dải đứt gãy phía Tây quần đảo Philippines. Đây là vùng có thể xảy ra động đất mạnh đến 9,0 độ richter. Nếu có một trận động đất như vậy xảy ra, toàn bộ vùng biển từ Quảng Ngãi tới Phan Rang sẽ chịu ảnh hưởng của sóng thần mạnh với độ cao cực đại của con sóng khi tiến vào bờ là 5m.

Ngoài ra, vùng quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng chịu ảnh hưởng mạnh của sóng thần. Thời gian để sóng thần di chuyển từ tâm động đất phía Tây Philippines tới 2 quần đảo trên là khoảng 1 giờ và tới bờ biển Việt Nam là mất 2 giờ. Chính vì vậy, ý kiến của các nhà khoa học Việt Nam và Mỹ tại cuộc hội thảo là cần nhanh chóng thiết lập hệ thống cảnh báo sóng thần cho vùng biển Việt Nam. Đây là một việc làm hết sức cần thiết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo