xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TPHCM: Lấp rạch, gây ngập tràn lan

Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Thành phố hiện có gần 700 tuyến sông, kênh, rạch với tổng chiều dài khoảng 1.200 km, nhiều tuyến là đường thoát nước quan trọng. Thế nhưng theo dự báo, sắp tới sẽ có cỡ một nửa số kênh, rạch bị san lấp, dẫn đến nạn ngập úng triền miên và nhiều hệ luỵ khác.

Theo Sở Giao thông công chính (GTCC), từ năm 2000 - 2005, có gần 200 vụ bị phát hiện và xử lý, bình quân 40 vụ/năm. Thế nhưng, số vụ san lấp không bị phát hiện, xử lý còn cao hơn nhiều. Một cán bộ có trách nhiệm của Sở GTCC dự báo: quá trình phát triển đô thị sẽ có khoảng 50% số kênh, rạch được san lấp làm đất đô thị.

Hàng chục năm qua, hàng trăm hecta kênh rạch đã biến mất. Nguyên nhân chủ yếu là do “đất biến thành vàng”. Vì vậy, việc san lấp, cơi nới lấn chiếm kênh rạch không chỉ để ở mà còn để kinh doanh bất động sản.

Chỉ tính đến tháng 8.2004, tại khu nam thành phố (Bình Chánh, Nhà Bè, một phần Q.7 và Q.8) đã có 48 dự án và công trình đầu tư nước ngoài, 65 dự án đầu tư trong nước được cấp phép với tổng diện tích hơn 1.500ha. Khu này kênh rạch chằng chịt, dự án có quy mô chỉ 1ha cũng đụng đến mấy con rạch nên chắc chắn phải có đến hàng trăm hecta kênh rạch bị san lấp trên diện tích 1.500ha kia.

Cách đây ba năm, Công ty TNHH Hoàn Cầu sau khi được Phòng Quản lý đô thị “bật đèn xanh” đã ngang nhiên lên kế hoạch lấp con rạch Cụt (phường 17, Gò Vấp) diện tích mặt nước 5.000m 2 . Chưa hết, doanh nghiệp này còn tiện tay lấp luôn một khúc sông Vàm Thuật hơn 10.000m 2 . Mảnh đất công lấn sông nhanh chóng được hợp thức hoá quyền sử dụng tư nhân và đem bán, thu lợi 60 tỉ đồng liền tay.

Cách đây hơn 2 năm, hệ thống kênh rạch coi như... vô chủ. Văn phòng Kiến trúc sư trưởng (nay là Sở quy hoạch-Kiến trúc) duyệt quy hoạch xong, các đơn vị thi công làm, gặp rạch cứ việc lấp, không ai theo dõi. Chính vì vậy kênh rạch thời kỳ này đã bị “giết” rất nhiều. Đến cuối 2003, thực trạng san lấp quá “dũng mãnh” đã khiến chính quyền giật mình. Thành phố bèn giao cho quận huyện quản lý kênh rạch trên địa bàn, chống san lấp. Sở Giao thông công chính phê duyệt mọi dự án, công trình có liên quan đến sông rạch và có quyền cho phép lấp kênh rạch hay không.

Rạch Ông Kích dài 3km, thuộc phường Tân Phong (quận 7, TP.HCM). Theo quy hoạch đường thuỷ và cảng bến TP.HCM, rạch Ông Kích được phân cấp là sông cấp 6. Quá trình xây dựng khu đô thị mới Nam Sài Gòn, Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng và Công ty Đầu tư xây dựng Tân Thuận đã tranh thủ san lấp luôn con rạch được khoảng 45.000m 2 . Khi phát hiện ra năm 2003, các ngành chức năng đã yêu cầu nạo vét khôi phục hiện trạng trong vòng một tháng. Đại diện hai công ty đều cam kết thực hiện, nhưng cho đến nay đã ba năm, đâu vẫn nguyên đó.

Tiến sĩ Phạm Xuân Ái, nguyên Trưởng ban Kinh tế - ngân sách (HĐND TP.HCM khoá 6) đã nhận xét cay đắng: “Đất công cứ bị gặm nhấm từ từ nhưng không ai biết, cũng chẳng ai nói”.

Hầu hết các khu quy hoạch đầu tư san lấp đều có xin phép các cơ quan chức năng. Chẳng hạn khu vực rạch Bình Tiên (quận 6) trước đây thênh thang rộng 6-8m, kéo dài khoảng 2km, thoát nước từ đường Phạm Phú Thứ qua Phạm Đình Hổ, Phan Văn Khoẻ, Bình Tiên ra kênh Lò Gốm, nhưng nay chỉ còn ngoi ngóp như một đoạn mương tẻo teo vài chục mét, rộng... hơn một mét! Con rạch thoát nước được UBND Q.6 thay bằng cống hộp và cống tròn. Chỉ vài trận mưa nhỏ, cả vùng trên ngập tràn lan do hệ thống cống quá tải, xuống cấp.

Từ cuối năm 2002, người dân trong khu vực cầu Bà Lài trên đường Nguyễn Văn Luông (Q.6) ngạc nhiên khi thấy con rạch Bà Lài có chiều ngang 50m, dài 200m chảy ra kênh Lò Gốm bị xoá sổ. Thay vào đó là hệ thống cống hộp bé tí xíu. Chưa hết, một rạch nhánh chạy dài ra đến đường An Dương Vương nối với con rạch Bà Lài cũng bị “ăn thịt” đến mức không còn để lại vết tích, thay vào đó là một khu đất 10.000m2. Hậu quả, nhiều khu vực trước đây chưa bao giờ ngập thì nay ngập triền miên.

Điều lạ lùng là chính Sở GTCC đã cho phép lấp các con rạch này và thay thế bằng hệ thống ống cống. Chưa hết, Văn phòng Kiến trúc sư trưởng cũng phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công viên giải trí Bình Phú ngay trên rạch Bà Lài bị lấp, chủ đầu tư là Công ty Xây dựng và phát triển kinh tế quận 6.

Một chuyên viên Sở GTCC kết luận. “Kênh rạch thoát nước sẽ tiếp tục bị san lấp, các công trình để giải quyết căn bản nạn ngập ứ còn lâu mới được đưa vào sử dụng, việc nạo vét cống thoát nước cũng chỉ là giải pháp tình thế, cục bộ… Đó là những thực tế báo trước mùa mưa năm 2006 này TP.HCM sẽ tiếp tục ngập”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo