xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TPHCM mạnh dạn tiến ra biển

THU SƯƠNG

Các chuyên gia đến từ Hà Lan cho rằng TPHCM có đủ tiềm năng, cơ hội phát triển một nền kinh tế tiến ra biển. Đây cũng là cách để thích ứng với biến đổi khí hậu

Ngày 21-3, Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM đã báo cáo chiến lược “TPHCM phát triển hướng ra biển thích ứng với biến đổi khí hậu” (BĐKH). Một số sở - ngành của TPHCM, các viện nghiên cứu của Bộ NN-PTNT, Bộ Tài nguyên - Môi trường phối hợp với các công ty liên danh của Hà Lan thực hiện chiến lược, dưới sự hỗ trợ của TP Rotterdam - Hà Lan (gọi chung là VCAPS). Khởi động từ tháng 3-2011, VCAPS đã rà soát lại quy hoạch, kế hoạch và các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM hướng ra biển có tính đến tác động của BĐKH.

Sáu định hướng ra biển

Chiến lược đưa ra 6 định hướng phát triển về phía biển đối với TPHCM. Thứ nhất, định hướng phát triển dựa trên các điều kiện về đất - nước:  Quy hoạch chung TP đến năm 2025 định hướng khu vực phát triển chính về phía Tây Bắc (huyện Củ Chi) và phía Nam (huyện Nhà Bè) nhưng phía Nam là vùng đất yếu lại ảnh hưởng nước biển dâng rất dễ sụt lún, không phù hợp phát triển đô thị quy mô lớn. Do đó, nên phát triển đô thị mới về phía Đông và Tây Bắc, bến cảng về phía Nam (Cát Lái, Hiệp Phước), đồng thời tái phát triển địa điểm bến cảng cũ thành khu dân cư.

img

Tiên phong trong việc tiến ra biển của TPHCM là cụm cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè). Ảnh: ÁNH NGUYỆT

Thứ hai, từng bước phòng chống ngập lụt, như: không nâng nền 30% diện tích bên trong khu vực đê bao để điều tiết khí hậu, tạo không gian lưu trữ nước khi cần thiết; điều chỉnh quy trình các hồ chứa thượng nguồn sông Đồng Nai, Sài Gòn và chia hướng xả lũ qua sông Vàm Cỏ để giảm nguy cơ ngập lụt cho TP. Khu vực phía Nam nên cắt giảm việc phát triển bên ngoài tuyến đê bao, thay vào đó nên xây dựng trên các gò đất đủ cao để đối phó tác động sụt lún và là trung tâm an toàn cho cả khu vực khi xảy ra ngập lụt. Thứ ba, tái thiết kế hệ thống thoát nước mưa và sử dụng các công trình xây dựng để kiến tạo nơi lưu trữ nước.
 
Thứ tư, kết hợp chống ngập với giảm xâm nhập mặn. Hiện nay, TP đang nạo vét nhiều cửa sông để đón tàu tải trọng lớn nhưng mặt trái sẽ tạo điều kiện xâm nhập mặn, vì thế VCAPS khuyến nghị nên nạo vét vừa đủ độ sâu cần thiết, các tàu tải trọng lớn nên cập gần biển. Thứ năm, giảm sụt lún bằng cách tạo nhiều phương án lựa chọn trong sử dụng nước ngầm. Thứ sáu, tăng “mạng lưới xanh, thông gió đô thị” để giảm sức ép về nhiệt như cải thiện hệ thống cây xanh - hệ sinh thái, sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với tự nhiên.

VCAPS khẳng định nếu tích hợp, lồng ghép 6 định hướng này vào các chương trình phát triển, TPHCM sẽ trở thành một TP đồng bằng độc đáo với cách thức quản lý - phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Không bảo vệ vùng yếu

GS-TS Nguyễn Trọng Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP, đánh giá các giải pháp trong chiến lược khá toàn diện, hợp lý, tính khả thi cao. PGS-TS Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm nước và BĐKH - ĐH Quốc gia TPHCM, cũng rất ủng hộ tư tưởng chủ đạo mà chiến lược đưa ra: không bảo vệ các vùng thấp trũng bằng đê bao. Bởi lẽ, việc bảo vệ một vùng đất nào đó luôn có mặt trái là cộng đồng nơi đó sẽ vô tư xây dựng. Ngược lại, khi không bảo vệ và hướng dẫn cho người dân cách thích nghi, có thể vừa tránh được tình trạng đầu cơ đất vừa không biến đổi đặc điểm tự nhiên ở đó.
 
Hiện nay, tất cả những gì con người có thể làm được là giảm thiểu thiệt hại, không thể chống hay giảm mức độ BĐKH. Bên cạnh đó, nhiều cơn bão lớn gần đây đổ bộ vào phía Nam, VCAPS nên nghiên cứu và nhấn mạnh thêm phần thiên tai trong chiến lược để TP chuẩn bị phương án. Ngoài những chiến lược dài hạn, VCAPS cần đưa ra các mục tiêu ngắn hạn, nhanh chóng thấy hiệu quả để làm động lực cho người thực hiện.

Theo ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP, chiến lược mới chỉ dừng lại ở việc phát triển các cảng biển, trong khi mục tiêu tiến ra biển còn nhiều yếu tố khác. Vì vậy, ông Hưng đề nghị VCAPS làm rõ thêm mục tiêu tiến ra biển, chẳng hạn, huyện Cần Giờ là nơi tiếp giáp với biển sẽ hướng ra biển như thế nào, phát triển các mô hình kinh tế nào, có nên phát triển các luồng hàng hải như luồng Soài Rạp hay không, có nên phát triển khu lấn biển 600 ha hay không…?

Đại diện VCAPS cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp và trình UBND TPHCM phê duyệt.

Nhiều điểm tương đồng

TP Rotterdam và TPHCM có nhiều điểm tương đồng về đặc điểm, vị trí địa lý, nhất là áp lực đô thị cao và ảnh hưởng nặng từ BĐKH, nước biển dâng. Nhưng TP Rotterdam đã chọn giải pháp chuyển dời các hoạt động cảng hướng ra biển để tái phát triển khu vực nội thị được giải tỏa. Chiến lược TPHCM phát triển về phía biển và thích ứng BĐKH dựa trên kinh nghiệm của TP Rotterdam.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo