Theo đó, mục tiêu trọng tâm là kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến thực phẩm trên địa bàn, nhất là trong dịp tết Nguyên Đán 2006 nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các vụ ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, Trung tâm cũng đã triển khai kế hoạch thực hiện chương trình VSATTP trong 5 năm (2006 - 2010), trong đó tập trung cho các khâu: tăng cường tổ chức nhân sự, mỗi quận - huyện đảm bảo có ít nhất từ 4 - 5 cán bộ chuyên trách VSATTP; tiếp tục đẩy mạnh đào tạo, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách VSATTP các bệnh viện, quận - huyện và phường - xã; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn kiến thức VSATTP cho cộng đồng, cơ sở sản xuất chế biến; thực hiện thường xuyên công tác giám sát, kiểm tra chất lượng thực phẩm; đảm bảo 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến được thẩm định, kiểm tra để cấp giấy chứng nhận VSATTP.
Đồng thời, cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến thực phẩm trên địa bàn phải bảo đảm 100% nhân viên trực tiếp chế biến thực phẩm được hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ đầy đủ theo qui định; tuyên truyền, tập huấn kiến thức cơ bản, các quy định về VSATTP cho 80% người trực tiếp chế biến thực phẩm, cho 70% người dân được tuyên truyền ít nhất 1 lần qua các kênh thông tin tuyên truyền, tài liệu...
Năm 2005, qua các đợt kiểm tra VSATTP khoảng 9.000 cơ sở trên toàn thành của Trung tâm Y tế dự phòng và của các quận - huyện, phường - xã đã cho thấy hoạt động VSATTP tại thành phố còn nhiều tồn tại cần sớm khắc phục. Đáng chú ý, nhiều cơ sở không đạt chất lượng VSATTP, trong đó siêu thị tăng 4,2% , cơ sở sản xuất - 8,6%, bếp ăn tập thể - 7,3%, thức ăn đường phố - 1%. Năm 2005, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 27 vụ ngộ độc thực phẩm, với 1.536 người, có 3 người tử vong.
Bình luận (0)