xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trả lương chết đói thì đòi hỏi gì!

Phạm Hồ (tổng hợp)

(NLĐO)- Giới chủ sử dụng lao động cò kè từng đồng lương chết đói trong khi người lao động luôn sống trong đói khổ thì lấy tư cách gì đòi hỏi họ phải tăng năng suất, chất lượng công việc để mang lại ngày càng nhiều lợi nhuận

Thương thảo về tiền lương tối thiểu vùng giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và VCCI đã thất bại. Những yêu cầu về tiền lương để có thể bảo đảm đời sống tối thiểu của công nhân đã không dược giới chủ lắng nghe, chia sẻ. Điều này cho thấy công nhân sẽ tiếp tục thắt lưng buộc bụng trong nghèo khó.

Bụng đói đến xưởng

Không phải đến nay, mà đã bao năm qua cuộc sống khốn khổ của công nhân ai cũng đã thấy. Chỉ có những người cố tình không muốn thấy mới không hiểu để nhận ra công nhân đang thiếu thốn mọi bề. Chuyện sáng nhịn đói đến xưởng không còn xa lạ gì với anh chị em công nhân tại các khu công nghiệp. Và chuyện họ xỉu giữa ca làm việc cũng chẳng có gì mới mẻ.

img

Một phiên chợ tại khu tập trung công nhân 

Bạn đọc Nguyễn An Hy, một người tự nhận mình có 5 năm làm công nhân da giày, bày tỏ: “Làm cật lực ngày đêm, lương tháng vài triệu đồng thì làm sao sống nổi. Đừng nói là nhịn bữa sáng, vào cuối tháng nhiều công nhân cũng chẳng còn tiền để ăn cơm buổi tối. Phương án phổ biến nhất là sau khi lĩnh lương mua ngay vài ký mì tôm (loại mì rẻ tiền) để phòng hờ. Nhiều công nhân cả năm trời chẳng dám mua miếng thịt heo về ăn”.

Nhiều bạn đọc nói thẳng, với đồng lương bèo bọt hiện tại nhưng công nhân cũng chẳng lãnh được trọn vẹn. Nhiều khoảng bị doanh nghiệp chia nhỏ ra để “siết” công nhân. Đi trễ bị trừ lương; tăng ca không đủ, trừ lương; vắng mặt bất cứ lý do gì , trừ tiền chuyên cần... “Cuối tháng cầm đồng lương mà rơi nước mắt. Mùa lạnh, ráng dành dụm mua cho mẹ cái áo len để mẹ đỡ bị thấm lạnh nhứt mỏi chân tay, nhưng cả mấy năm trời chẳng mua được. Tết năm ngoái hí hửng cầm áo len về nhà tặng mẹ. Vài tháng sau đang đi làm nghe em gái báo mẹ mất” - bạn đọc Chu Thị Lành, nghẹn ngào.

Những nam công nhân thường đùa với nhau: Khi đi làm thuê thì phải kiêng một số thứ. Trước hết là không được có bồ, bởi chỉ cần cùng nhau đi ăn kem là cuối tháng đói chắc. Kế đến là không được... bệnh. Một lần bệnh là trả nợ tiền thuốc mấy tháng không xong. Ngặt nghèo hơn, nếu đã có vợ thì chớ... có con. Trả bao nhiêu chi phí sinh nở, chăm sóc, gửi nhà trẻ... thì cuộc đời “đen” như đêm 30. “Đùa là thế, nhưng đó là những gì đang diễn ra trong thực tế đấy” - bạn đọc Tấn Lời chia sẻ.

Các ông khổ thì chúng tôi chết rồi  

Mới thoạt nghe lý lẽ mà đại diện cho giới chủ đưa ra để hạn chế tăng lương tưởng chừng hợp lý. Họ cho rằng chi phí sản xuất cao, các khoản nộp nghĩa vụ nhiều, kinh tế khó khăn...

Nhiều bạn đọc cho biết: mấy chục năm qua có khi nào họ tăng lương như đề xuất để người lao động chu tất được cuộc sống đâu. Chả lẽ mấy chục năm qua kinh tế lúc nào cũng khó khăn? Còn tiền nộp nghĩa vụ thì ở đâu cũng phải thực hiện, từ tây sang tàu. Chi phí sản xuất cao là do chính họ không đầu tư máy móc thiết bị hợp lý, không phát triển được lực lượng công nhân lành nghề, năng suất, chất lượng cao.

“Trả đồng lương chết đói mà yêu cầu công nhân phải cống hiến sức lực, trí tuệ cho công ty sao được. Muốn năng suất cao anh phải có chính sách ưu đãi, đào tạo và bồi dưỡng hợp lý. Muốn họ cống hiến thì phải chăm lo đời sống chu đáo. Cứ nói đùa, cho ăn mì tôm mà cứ đòi sánh năng lực với công nhân các nước tiên tiến” - bạn đọc Thanh Lãng bày tỏ.


Tăng ca là giải pháp duy nhất tăng thu nhập cho công nhân

Tăng ca là giải pháp duy nhất tăng thu nhập cho công nhân

Hầu hết giới sử dụng lao động có thói quen giảm chi phí mọi thứ để tăng lợi nhuận. Đáng ngại nhất là họ luôn xem tiền lương là phần dễ giảm nhất trong chi phí sản xuất. Nhưng họ lại quên rằng trả lương tốt và chăm lo đời sống của công nhân cũng chính là một cách đầu tư hiệu quả. Khi công nhân an tâm làm việc, chăm lo được cho gia đình thì họ sẽ toàn tâm, toàn ý phục vụ công ty. Họ sẽ cống hiến sức lực trí tuệ và luôn có trách nhiệm với công việc của mình.

“Chúng tôi bán sức lao động, bán kỹ năng nghề nghiệp. Chúng tôi cũng có tình cảm và lý tưởng của mình. Nếu được trả công tương xứng thì tôi tin rằng ai cũng sẽ hết lòng, cùng chung sức phát triển doanh nghiệp. Thử hình dung chúng tôi quá nghèo khó, không thể chăm lo và đầu tư cho con cái của mình tốt được. Như thế đời con của chúng tôi lại tiếp tục cuộc sống bị thiệt thòi, có thể sẽ thất học, khốn khổ khi lớn lên. Và cứ thế tương lai của chúng sẽ ra sao?... Một bữa ăn của các ông với bạn bè đã bằng chi phí cho cả gia đình chúng tôi sống trong một tháng. Khi các ông khổ thì chúng tôi đã chết mất rồi”- một công nhân, góp ý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo