xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trăn trở

PHẠM DƯƠNG

Bão Ketsana (bão số 9) trở thành cơn bão gây thiệt hại nặng nề nhất cho đất nước ta trong nhiều năm qua. Đầu tháng 10-2006, miền Trung đã phải hứng chịu cơn bão Xangsane (bão số 6) với sức tàn phá tương tự, song thiệt hại cũng không sánh nổi.

Thật khó tránh khỏi những tổn thất, thiệt hại trước sự tàn phá ghê gớm của thiên tai lớn như bão Ketsana hay bão Xangsane. Thế nhưng, khi thiên tai qua đi, điều làm chúng ta trăn trở là liệu có cách gì giảm thiểu hơn nữa thiệt hại cũng như liệu đã làm hết khả năng để giảm thiểu thiệt hại hay chưa.

Trăn trở đó càng nên được đặt ra nếu nhìn vào thiệt hại trên cùng khu vực miền Trung và Tây Nguyên do hai cơn bão có sức mạnh tương đương là Ketsana và Xangsane gây ra. Điều gì khiến số người thiệt mạng trong cơn bão Xangsane 3 năm trước lại ít hơn gần một nửa so với cơn bão Ketsana?


Trong lúc trăn trở như vậy, chúng ta cần chú ý tới phát biểu trên báo chí của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Phạm Đình Khối và Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương Trần Văn Sáp. Người đứng đầu một trong những tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất từ bão Ketsana không giấu nổi bức xúc khi cho rằng “bệnh chủ quan và dự báo sai đã đưa đến hệ lụy ghê gớm”. Trong khi đó, quan chức của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương lại cho rằng đã dự báo “đầy đủ, kịp thời, cảnh báo sớm”.


Ưu tiên số một lúc này là làm sao khắc phục nhanh nhất, hiệu quả nhất hậu quả nặng nề của bão lũ chứ không phải truy cứu nguyên nhân hay trách nhiệm. Thế nhưng, đó là điều cần làm khi tổng kết và rút kinh nghiệm về cơn bão Ketsana. Khó tránh khỏi thiệt hại do thiên tai song hoàn toàn có thể giảm thiểu được những thiệt hại này nếu dự báo chính xác, kịp thời và phòng ngừa tích cực, kỹ lưỡng.


Là quốc gia phải hứng chịu bão lũ thường niên, chúng ta đã có những bài học kinh nghiệm sâu sắc phòng chống thiên tai. Có những bài học về sự thành công như việc dự báo chính xác và phòng ngừa hữu hiệu đã giảm tới mức tối đa thiệt hại trong cơn bão số 7 năm 2005. Song cũng có bài học để đời như tổn thất lớn trong bão Chanchu hay trận lụt lịch sử ngay giữa lòng Hà Nội tháng 11-2008.


Làm rõ nguyên nhân thiệt hại nặng trong cơn bão Ketsana chính là rút ra bài học hữu ích cho việc đương đầu với thiên tai.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo