Cách duy nhất để các ngân hàng (NH) xử lý thu hồi khoản nợ và lãi vay của khách hàng là bán tài sản giao dịch bảo đảm (tài sản thế chấp) thông qua hình thức đấu giá. Song, do thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng nên việc tổ chức đấu giá để thu hồi nợ không hề dễ dàng.
Chào hàng gần 2 năm vẫn… ế
Thông thường, trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản là kênh được các NH chọn để tổ chức đấu giá bán tài sản giao dịch bảo đảm (chủ yếu là BĐS) vì tỉ lệ đấu giá thành công qua kênh này đạt cao: 50%. Song, 2 năm trở lại đây, tỉ lệ này đột nhiên giảm hẳn vì thị trường BĐS đóng băng.
Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản đăng báo mời tham gia đấu giá. Ảnh: VĂN LÊ
Theo Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản, đây chỉ là trường hợp điển hình của “câu chuyện” NH và đại gia kinh doanh trong lĩnh vực BĐS cùng “gặp nạn” vì tình hình nhà đất đóng băng.
Giảm giá mới hy vọng “đẩy” được
Theo ông Phạm Văn Sỹ, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản TPHCM, bán đấu giá tài sản là cách tốt nhất để NH thu hồi khoản nợ của khách hàng. Thế nhưng, với tình hình thị trường BĐS im ắng như hiện nay, việc thu hồi nợ của các NH hết sức trầy trật. “Không chỉ NH lo lắng mà bản thân khách hàng cũng như ngồi trên lửa vì tài sản không bán được đồng nghĩa với việc lãi vay ngày càng phát sinh” - ông Sỹ phân tích. Theo ông Sỹ, trong tình huống này, cách tốt nhất là NH và chủ tài sản nên giảm giá bán so với giá khởi điểm để có cơ hội “đẩy” được tài sản, NH có cơ hội thu hồi vốn và lãi, khách hàng trả nợ vay và lãi phát sinh thấp.
Một thực tế được ông Sỹ cũng như nhiều đấu giá viên nhìn nhận là dù thị trường BĐS hết sức bi đát nhưng các NH và chủ tài sản vẫn khư khư giữ giá khởi điểm, có khi còn chốt giá như đang ở thời kỳ BĐS “nóng”. Trong khi đó, thực tế hiện nay, giá BĐS trên thị trường đã khác xa, giảm nhiều so với cách đây vài năm. Với những trường hợp này, đấu giá viên phải khuyên khách hàng của mình bàn bạc và xem xét giảm giá để phù hợp với giá thị trường nhằm tạo cơ hội cho “sản phẩm” có đầu ra.
Cũng theo ông Sỹ, các tài sản có giá trị lớn, từ 30 tỉ đồng trở lên, khó hút khách tham gia. Nguyên nhân là do tình hình khó khăn chung, tiền mặt giá trị lớn không có sẵn thì chuyện vắng người đăng ký đấu giá cũng là chuyện dễ hiểu. “Hiện nay, những BĐS giá trị từ 10-30 tỉ đồng thường có tỉ lệ đấu giá thành công cao hơn những tài sản có giá trị cao hơn” - ông Sỹ nhận định.
11 tháng chỉ bán được 8 tài sản Theo Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản TPHCM, năm 2011, trung tâm đã ký hợp đồng với các NH để tổ chức bán đấu giá 167 tài sản là BĐS. Kết quả, chỉ có 17 tài sản được đấu giá thành công với số tiền thu được gần 99 tỉ đồng. Thế nhưng, thống kê qua 11 tháng năm 2012, tỉ lệ đấu giá tài sản thành công tiếp tục sụt giảm còn 5% (8/152 tài sản) với số tiền thu được chỉ hơn 65 tỉ đồng. |
Bình luận (0)