xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trên Quốc lộ 1A : Vừa chạy vừa run

NHÓM PHÓNG VIÊN

Hầu hết tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên tuyến Quốc lộ 1A đi qua miền Trung là xuất phát từ hạ tầng giao thông quá kém. Nhiều địa phương kiến nghị Tổng cục Đường bộ cấp kinh phí để khắc phục nhưng không được

Chỉ một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra ở Khánh Hòa sáng 8-3 đã làm 12 người chết và hàng chục người bị thương. Điều đáng lo ngại là những tai nạn như thế có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trên tuyến Quốc lộ 1A chạy qua các tỉnh miền Trung.

img
Hiện trường vụ tai nạn thương tâm trên đèo Cả làm 2 đứa con của chị Lê Mỹ Linh (ngụ huyện Vạn Ninh - Khánh Hòa)
chết tại chỗ, còn chị bị gãy nát 2 chân.
Ảnh: HỒNG ÁNH

Đường hẹp, hiểm trở

Quốc lộ 1A qua địa phận tỉnh Quảng Nam chỉ dài 85 km nhưng chiếm đến 45% số người chết trong tổng số hơn 180 người chết vì TNGT của toàn tỉnh này trong năm 2012. Cung đường này luôn là nỗi ám ảnh của cánh tài xế đường dài. Theo đại tá Hoàng Minh Thống, Trưởng Phòng CSGT Công an Quảng Nam, những vụ TNGT nghiêm trọng trên Quốc lộ 1A qua địa phận Quảng Nam thời gian qua đều xảy ra ở những đoạn đường chật hẹp, không có dải phân cách.

Tại tỉnh Quảng Ngãi, tuyến Quốc lộ 1A có tổng chiều dài hơn 100 km, nhiều năm qua vẫn là điểm nóng về TNGT. Đèo Cả dài 12 km, nằm giữa 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, cũng được cánh tài xế xem là “cung đường đen” bởi TNGT thường xuyên xảy ra.
“Mỗi chuyến đi dài cả ngàn km nhưng tôi sợ nhất là đoạn đường đèo này. Những khúc cua gấp không thể nhìn thấy xe chạy ngược chiều dù chỉ 10 m, nhiều chỗ mặt đường nghiêng, chỉ sơ suất trong tích tắc là lao xe xuống vực hoặc đâm đầu vào núi”- tài xế Nguyễn Thành Trung, chạy xe tải đường dài từ Hải Dương vào TPHCM, nói. “Mùa mưa, chạy xe qua đèo Cả còn sợ hơn, đất đá từ trên núi, đặc biệt là ở cua Đá Đen, đổ ập, lấp cả người lẫn xe bất cứ lúc nào”, tài xế Trịnh Quang Tuấn, lái xe đông lạnh hàng thủy sản từ Quy Nhơn (Bình Định) vào TPHCM, lo lắng.

Nhiều bất cập từ hạ tầng

Tại huyện Thăng Bình - Quảng Nam, ngành chức năng đã xác định được 2 điểm đen về TNGT là đoạn Km 974 đến 975 và đoạn qua xã Bình An. Ông Trương Văn Cận, Giám đốc Sở GTVT Quảng Nam, nhấn mạnh rằng phải nâng cấp, mở rộng đường và nhất thiết phải có dải phân cách mới tránh được tình trạng 2 xe đối đầu nhau trên Quốc lộ 1A.

Theo Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Ngãi, hầu hết nguyên nhân những vụ TNGT xuất phát từ hạ tầng giao thông còn quá nhiều bất cập. Toàn tỉnh Quảng Ngãi hiện có 19 điểm thường xuyên xảy ra TNGT, trong đó có 2 điểm nghiêm trọng là đoạn qua chợ Nước Mặn (huyện Bình Sơn) và đoạn qua đèo Tắc (huyện Đức Phổ).
Ông Đặng Văn Minh, Giám đốc Sở GTVT Quảng Ngãi, cho biết Quốc lộ 1A qua Quảng Ngãi tuy dài nhưng chỉ có 2 đoạn đường tránh tổng cộng khoảng 30 km. Những đoạn không có đường tránh, đi xuyên vào khu dân cư thường xảy ra TNGT. Ngoài ra, mặt đường quá nhỏ, nhiều cầu cống xuống cấp, gồ ghề cũng là nguyên nhân gây ra TNGT. “Ở những điểm đen, chúng tôi lắp đặt biển cảnh báo, đồng thời kiến nghị Tổng cục Đường bộ bố trí kinh phí để khắc phục nhưng đến nay vẫn chưa có” - ông Minh nói.
Trên địa phận tỉnh Khánh Hòa vẫn còn nhiều cung đường cong thường xuyên xảy ra TNGT nên được cánh tài xế ví là “cung đường tử thần”. Ngay cả vụ TNGT thảm khốc sáng 8-3 cũng xảy ra trên một đoạn đường cong không có vạch sơn phân làn, thời điểm xảy ra vào ban đêm không có đèn đường. Ông Nguyễn Công Định, Giám đốc Sở GTVT kiêm Phó Ban An toàn giao thông tỉnh Khánh Hòa, cho biết Ban An toàn giao thông tỉnh đã kiến nghị Tổng cục Đường bộ đầu tư kinh phí để giải quyết nhưng chưa được nên sẽ tiếp tục kiến nghị.
Việc lắp đèn cao áp tại các đường cong là cần thiết nhưng kinh phí lớn nên chủ yếu ưu tiên cho thị trấn, thị tứ. Việc này do chính quyền địa phương quyết định và muốn đầu tư phải có chủ trương, lập đề án, kinh phí Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn nên việc này vẫn chưa làm được” - ông Định nói.

Chết nhiều người nhưng không có điểm đen?

Chỉ riêng năm 2012, tỉnh Thừa Thiên - Huế xảy ra 1.374 vụ TNGT làm chết 162 người, bị thương 1.074 người nhưng Ban An toàn giao thông tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định trên tuyến Quốc lộ 1A đi qua tỉnh này không tồn tại điểm đen TNGT (?). Với đoạn đi qua huyện Phú Lộc từng xảy ra nhiều vụ TNGT nghiêm trọng mà nguyên nhân chủ yếu do đường hẹp, nhiều khúc cua hiểm, đặc biệt tại đèo Phước Tượng và Phú Gia thì ông Lê Công Diễn, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết đã có quy hoạch mở rộng tuyến Quốc lộ 1A đi qua tỉnh này, dự án sẽ mở rộng đoạn từ Quảng Trị đến phía Bắc TP Huế và đoạn từ thị xã Hương Thủy đến ngã ba La Sơn của huyện Phú Lộc. Còn từ ngã ba La Sơn sẽ có dự án mở đường cao tốc Cam Lộ - Túy Loan và dự án hầm đường bộ qua đèo Phú Gia, Phước Tượng. “Nếu các dự án này được triển khai thì nguy cơ TNGT sẽ thấp hơn, không còn ùn tắc giao thông mỗi lần xảy ra TNGT ở đèo Phước Tượng và Phú Gia”- ông Diễn khẳng định.

Tại lễ khởi công công trình hầm đường bộ qua đèo Cả (tháng 11-2012), Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng trên tuyến giao thông huyết mạch Quốc lộ 1A, đoạn qua đèo Cả có địa hình hiểm trở, nhiều cua gấp với bán kính cong nhỏ và độ dốc lớn nên gây nguy cơ mất an toàn giao thông cao. Việc đầu tư hầm đường bộ qua đèo Cả sẽ giảm thiểu TNGT.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo