xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trộm cắp lộng hành ở bệnh viện

Thành Đồng- Hải Liên

Trộm cắp ở bệnh viện xảy ra như cơm bữa. Kẻ trộm giả làm người chăm sóc bệnh nhân, thậm chí xưng là y tá, bác sĩ vào tận phòng bệnh để lừa gạt

Sau nhiều ngày la cà ở các bệnh viện lớn của TPHCM như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện 175, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Ung Bướu, Từ Dũ..., chúng tôi ghi nhận lượng người ra vào khám chữa bệnh ở những nơi này rất đông.

Và cũng vì thế, không ít kẻ gian đã trà trộn để trộm cắp, móc túi, lừa gạt khiến nhiều người gom góp tiền của để chữa bệnh phải rơi vào cảnh bi đát, thậm chí không còn  tiền để quay về.

img
Trại 25 khu điều trị theo yêu cầu Bệnh viện Chợ Rẫy thường rất đông người, là nơi thường xuyên xảy ra nạn trộm cắp. Ảnh: T.ĐỒNG


Vị “bác sĩ tốt bụng”


Theo lời kể của một bệnh nhân ở Bệnh viện Chợ Rẫy, cách đây không lâu, nhiều người ở lầu 10 đã bị một cú lừa ngoạn mục, để rồi trong số đó có người mất đến 30 triệu đồng. Khi những người mới nhập viện và người thân của họ đang còn lạ nước lạ cái, âu lo về bệnh tật, một vị “bác sĩ” đã đến hỏi thăm ân cần về bệnh tình đồng thời nhắc nhở mọi người cảnh giác với nạn trộm cắp ở bệnh viện.
 
Thấy mọi người tỏ ra lo lắng, vị “bác sĩ” đã khuyên một số bệnh nhân nếu mang theo nhiều tiền nên đưa anh ta giữ giùm, khi nào cần thì đến  lấy lại.

Trước sự nhiệt tình của “bác sĩ”, nhiều người đã lấy toàn bộ số tiền đem theo mua thuốc, đóng viện phí đưa “bác sĩ” giữ giùm. Và rồi, sau khi gom được một mớ kha khá, vị “bác sĩ” này lặn mất tăm mất tích, báo hại các nạn nhân một phen nháo nhào đến phòng bác sĩ tìm người.


Cũng tại bệnh viện này, nửa tháng trước, ở lầu 7 khoa tim mạch, vào ban đêm có một phụ nữ mặc đồ y tá đến các phòng bệnh lấy lý do thăm chừng bệnh nhân, lục lọi, tìm kiếm khi người bệnh đang ngủ. Nhiều người nhà bệnh nhân tình cờ trông thấy, nghi ngờ (vì từ trước đến nay ít khi y tá vào phòng bệnh nhân vào ban đêm nếu không có yêu cầu) nhưng không dám nói, chỉ đến sáng hôm sau có người hô hoán mất ĐTDĐ, tiền thì mới vỡ lẽ.


Trộm mọi lúc, mọi nơi


Anh Hoàng Minh Cương đưa anh trai vào phòng cấp cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy, sau khi bác sĩ thăm khám và chuyển anh trai anh lên phòng hồi sức, anh vội vã đi theo. Đến khi quay lại lấy giỏ xách và mũ bảo hiểm, anh được những người ở đây cho biết 5 phút trước có  người đã chuyển đồ lên phòng hồi sức giùm anh.
 
Biết gặp phải kẻ gian, anh chạy ra cổng bệnh viện tìm, vừa lúc một thanh niên cầm giỏ xách của anh đi ra. Anh chạy đến đòi lại, người này và đồng bọn đánh anh, rồi lên xe phóng mất.


Sáng 11-12, thấy chúng tôi đeo giỏ xách đứng lớ ngớ chờ thang máy, chị Nguyễn Thị Hương (ngụ tại quận Bình Thạnh) cùng chồng đi chăm sóc mẹ nằm tại Bệnh viện Chợ Rẫy nói: “Đứng ở hành lang hay vào thang máy đông người phải cẩn thận kẻo bị móc túi đó. Hôm rồi có bà lão ở dưới quê mới bị móc mất gần 40 triệu đồng.
 
Có người đứng xa trông thấy một gã thanh niên làm chuyện này nhưng sau một hồi đôi co, người này chối phăng rồi tìm cách lẩn trốn”.

Đến trại 25 khu điều trị theo yêu cầu, chúng tôi bị “ngợp” bởi la liệt người nằm trên ghế đá hoặc ngồi dưới đất, xung quanh là hàng dãy quần áo đang phơi.
 
“Ngày nào cũng nghe có người la mất đồ. Ban đầu tôi cũng để ý, cảnh giác nhưng sau xảy ra nhiều quá nên thành quen”- anh  Vũ Văn Hồng, một bệnh nhân suy thận mãn sống ở trại 25, cho biết.

Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, hiện có một phụ nữ giả vờ vào bệnh viện bán vé số, lợi dụng bệnh nhân, người nhà bệnh nhân sơ hở thì chôm đồ. Đã có vài người bắt được quả tang nhưng sau khi nghe bà này năn nỉ đã bỏ qua.
Còn tại Bệnh viện Quân dân Miền Đông (quận 9), Bệnh viện Đa khoa Thủ Đức (quận Thủ Đức), nạn trộm cắp cũng lộng hành không kém so với một số bệnh viện nội thành.

Theo một số bệnh nhân đang nằm điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Thủ Đức, có một nhóm thanh niên gồm 3 người thường đến đây vào giờ nghỉ trưa, vào phòng bệnh nhân, khi bị nghi ngờ thì nói tìm người nhà. Đã có người bị mất tài sản sau những lần nhóm thanh niên này "vào nhầm phòng".

Bắt cóc bỏ dĩa


Một nhân viên bảo vệ bệnh viện cho biết chuyện trộm cắp ở bệnh viện thì ai cũng biết nhưng phần thì các đối tượng này ngày càng sử dụng những chiêu thức tinh vi, phần thì lực lượng bảo vệ bệnh viện có hạn nên khi bảo vệ cảnh giác tuần tra chỗ này thì các đối tượng lại hành nghề ở chỗ khác.

Đó là chưa nói đến khuôn viên bệnh viện rộng, lượng người ra vào đông, các đối tượng trộm cắp thường có đồng bọn giúp sức, cảnh giới nên cũng khó phát hiện. Thế nên, với trách nhiệm của mình, bảo vệ chỉ biết tăng cường tuần tra để hạn chế tình trạng trộm cắp, còn bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tự bảo quản tài sản của mình là chính.


Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, mỗi năm, bảo vệ đã bắt được hàng trăm vụ trộm, trong đó có  những đối tượng nghiện hút hoặc những người chuyên sống bằng nghề trộm cắp.

Ngoài ra, cũng có trường hợp bệnh nhân, người thân đi chăm sóc bệnh do hết tiền nên nhắm mắt làm liều, nhất là khi người bên cạnh hay ở cùng phòng sơ hở. Để nâng cao cảnh giác, bảo vệ đã chụp hình những đối tượng trộm cắp, dán lên bảng thông báo. Thế nhưng các vụ trộm vẫn không giảm.    

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo