xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trọng nhân tài

Lê Trường

Câu chuyện về em Bùi Kiều Nhi (tỉnh Quảng Bình) đạt 29 điểm trong kỳ thi THPT năm 2015 nhưng không trúng tuyển vào Học viện Chính trị Công an Nhân dân vì thiếu sót khi khai lý lịch, sau đó được Bộ Công an xem xét tiếp nhận đã làm dư luận ấm lòng.

Trước đó, do lỗi của Sở Y tế tỉnh Bình Thuận mà thí sinh Trần Văn Sâm (đạt 26,5 điểm kỳ thi liên thông ngành y, niên khóa 2015-2019) cũng suýt mất cơ hội theo học Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, nếu không có sự can thiệp kịp thời của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận.

Việc lãnh đạo 2 bộ đặc cách cho 2 thí sinh vào các trường đại học theo nguyện vọng không chỉ thể hiện tính nhân văn trước số phận, tương lai của một con người mà còn là quyết định đúng của sách lược trọng dụng nhân tài.

Nhân chuyện của thí sinh Trần Văn Sâm và Bùi Kiều Nhi chợt nhớ sự kiện nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn đoạt giải nhất cuộc thi piano quốc tế Frédéric Chopin, tháng 10-1980 ở Ba Lan. Khi chàng trai 24 tuổi Đặng Thái Sơn về nước, đích thân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (lúc bấy giờ là Bí thư Thành ủy TP HCM) đến tận nhà khách Tao Đàn tặng hoa, chúc mừng. Một hình ảnh đẹp thể hiện sự quý trọng nhân tài vốn là tính cách của ông Sáu Dân, dù bản thân ông là lãnh đạo cao cấp.

Lịch sử nhân loại đã minh chứng nhân tài luôn là nhân tố quyết định sự hưng thịnh của mỗi chế độ, mỗi nhà nước. Mặc dù chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong xã hội nhưng đây là bộ phận tinh túy, tiên phong, khởi xướng và thúc đẩy sự phát triển của mỗi dân tộc, quốc gia. Các bậc tiền hiền từ ngàn xưa đã khắc trên bia Văn Miếu Quốc Tử Giám triết lý về nhân tài: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu”. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng một quốc gia, một đất nước không biết sử dụng nhân tài là một khuyết điểm to, làm lãng phí một vốn quý của Đảng và nhà nước trong xây dựng và kiến thiết.

Singapore, một đảo quốc nhỏ bé nhưng phát triển vượt bậc cũng có cách cư xử rất trân trọng với những tài năng quốc tế. Hằng năm, 3 viện đại học công lập của Singapore là NUS, NTU, SMU đều đến nhiều nước, trong đó có Việt Nam, để chọn người giỏi vào học. Với những sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, nhà trường sẵn sàng mời tham dự phỏng vấn học bổng và xét trúng tuyển ngay.

Nhớ chuyện xưa, dẫn chuyện nay để thấy rằng xã hội muốn phát triển yếu tố tiên quyết là phải có một đội ngũ những người có tài năng và đức độ làm rường cột. Muốn vậy, yêu cầu người lãnh đạo phải biết chăm lo, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài.

Để làm được điều đó, trước hết phải “giải trừ” căn bệnh cố hữu hẹp hòi, đố kỵ, vốn sẽ làm thui chột những tài năng trẻ, đánh mất nguồn nguyên khí của quốc gia.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo