xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc xả nước cứu hạn, mặn: Đừng hy vọng nhiều!

NHÓM PHÓNG VIÊN

Cần nắm chắc thông tin về việc Trung Quốc “xả đập cứu các nước hạ lưu tiểu vùng sông Mê Kông” để giúp nông dân ĐBSCL tránh xuống giống vội vã, dẫn tới bị thiệt hại kép

Tại buổi họp báo thường kỳ ngày 17-3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết Bộ Thủy lợi Trung Quốc hôm 14-3 đã gặp đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc thông báo từ ngày 15-3 đến 10-4, Trung Quốc sẽ tăng lưu lượng xả nước từ đập thủy điện Cảnh Hồng (tỉnh Vân Nam) xuống hạ lưu sông Mê Kông từ mức 1.100 m3/giây lên 2.190 m3/giây, gần gấp đôi so với trung bình cùng kỳ nhiều năm trước.

Tín hiệu tích cực...

Trước đó, trong công hàm gửi tới Đại sứ quán Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Việt Nam đề nghị Trung Quốc xả nước từ tháng 3 đến tháng 8-2016. Riêng từ tháng 3 đến tháng 5, mỗi tháng sẽ có 6 đợt xả (gồm các ngày: 7-3, 21-3, 5-4, 20-4, 4-5, 19-5), mỗi đợt xả liên tục trong 7 ngày, lưu lượng 2.300 m3/giây. Ngoài các đợt xả trên, đề nghị vận hành liên tục tối thiểu 40%-60% số tổ máy. Từ tháng 6 đến tháng 8 xả liên tục, theo khả năng nguồn nước đến, lưu lượng từ 1.740-2.890 m3/giây.

Ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), cho biết theo tính toán của Bộ NN-PTNT, nếu Trung Quốc xả nước ở thủy điện thì phải mất khoảng 14-19 ngày mới chảy về ĐBSCL, tùy theo lưu lượng xả. Như vậy, việc cứu hạn về trước mắt cho các địa phương ĐBSCL chỉ còn trông chờ vào Trung Quốc xả nước, trời mưa hoặc như bộ trưởng Bộ NN-PTNT hy vọng rằng cuối tháng 4 đầu tháng 5, tuyết sẽ tan ở Trung Quốc, nước ngọt chảy về sông Mê Kông rồi về Việt Nam (!).

 

Cánh đồng lúa của ông Trần Văn Phụng - Trưởng ấp Tân Điền, xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang - bị thiệt hại nặng do hạn, mặnẢnh: Bùi Chiên
Cánh đồng lúa của ông Trần Văn Phụng - Trưởng ấp Tân Điền, xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang - bị thiệt hại nặng do hạn, mặnẢnh: Bùi Chiên

 

... Nhưng không ăn thua

Trước thông tin này, PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu - Trường ĐH Cần Thơ, cho rằng xả lũ là “lợi bất cập hại” vì nếu Trung Quốc có xả nước thì chắc chắn sẽ cầm chừng, cho có lệ vì họ cũng cần nước để phát điện các tháng mùa khô kế tiếp. Hơn nữa, dòng chảy kéo dài hơn 4.000 km, qua Thái Lan, Lào, Campuchia và các vùng trũng, dòng nhánh, đất ngập nước dọc lưu vực thì nước về đến ĐBSCL cũng chẳng còn bao nhiêu.

“Hầu hết các vùng canh tác lúa và hoa màu hiện nay ở ven biển của ĐBSCL đã bị thiệt hại gần hết, đưa nước vào chẳng cứu được bao nhiêu và không còn ý nghĩa nữa. Một kịch bản xấu nữa là Campuchia dịp này cũng có thể yêu cầu thủy điện Yaly và các thủy điện khác ở Tây Nguyên của Việt Nam xả nước xuống cho vùng Đông Bắc của họ như Việt Nam yêu cầu Trung Quốc. Yaly có dung tích hữu dụng hơn 1 tỉ m3 nước nhưng cũng đang hụt nước. Trường hợp như vậy, liệu Việt Nam có thể đáp ứng không?” - ông Tuấn đặt vấn đề.

GS-TS Vũ Trọng Hồng - nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam - khẳng định không nhiều hy vọng vào việc Trung Quốc xả nước để cứu xâm nhập mặn ở ĐBSCL. Nguyên nhân là do hồ chứa thủy điện Cảnh Hồng của Trung Quốc có dung tích hoạt động tối đa chưa đến 300 triệu m3 nước. Nếu xả theo yêu cầu của Việt Nam thì chẳng được bao lâu là cạn hồ. Ngoài ra, khi xả nước từ thủy điện, Trung Quốc đều đồng ý cho các nước lấy nước chứ không phải cấp riêng cho Việt Nam.

“Hồ thủy điện Hòa Bình chỉ xả trong 8 ngày cho đồng bằng sông Hồng mà mất mấy tỉ m3 nước. Vậy thì làm sao đập Cảnh Hồng có thể xả cho chúng ta trong nhiều đợt khi không đủ nước?” - ông Hồng đặt vấn đề.

Theo TS Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, đằng nào thì Trung Quốc cũng phải xả nước (tháng 1-2016, họ chủ động xả) trong 10 ngày theo quy trình. Điều chúng ta cần yêu cầu là Trung Quốc thông báo quy trình vận hành thủy điện cả năm (lũ và kiệt) chứ không phải là giải pháp tình thế như vừa qua.

 

Thái Lan chuyển nước sông Mê Kông?

Bộ Ngoại giao ngày 17-3 cho biết tại cuộc họp lần thứ 43 của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Kông quốc tế diễn ra tại Cần Thơ từ ngày 15 đến 17-3, đoàn Việt Nam bày tỏ quan ngại và đề nghị Thái Lan cung cấp thông tin cụ thể về dự án chuyển nước từ Huay Luang, một dòng nhánh của sông Mê Kông, để sử dụng cho nông nghiệp. Phía Thái Lan cho biết dự án mới đang trong quá trình nghiên cứu và cam kết sẽ sớm cung cấp thông tin. Ngày 16-3, Giám đốc điều hành Ban Thư ký Ủy hội đã có công hàm gửi Ủy ban sông Mê Kông các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan kêu gọi cố gắng hết sức sử dụng hiệu quả, hợp lý và bền vững nguồn nước.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 17-3, ông Trần Đức Cường, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam, nói: “Hy vọng với lượng xả hơn 2.000 m3/giây như Trung Quốc thông báo sẽ giải quyết phần nào khả năng cứu hạn ở hạ lưu. Còn khả năng đẩy mặn phụ thuộc lớn vào diễn biến đỉnh triều. Nếu đỉnh triều tiếp tục cao thì việc giải quyết mặn rất khó”.

 

Nên thuê vệ tinh xem nước có chảy về hay không

Về giải pháp, GS-TS Vũ Trọng Hồng cho rằng Chính phủ, Bộ NN-PTNT cần khuyến cáo nông dân một cách cụ thể về việc có nên xuống giống hay không trong bối cảnh đồng ruộng đang bị xâm nhập mặn bao vây.

Theo ông Hồng, khi nước xả từ Trung Quốc chưa về đến ĐBSCL, chúng ta phải sử dụng vệ tinh hay thuê vệ tinh quan sát xem nó có chảy về Việt Nam hay không. Ngoài ra, phải cử một tổ công tác đặc biệt gồm cán bộ ngành khí tượng thủy văn và Tổng cục Thủy lợi lên tận đầu nguồn biên giới Việt Nam và Campuchia, túc trực ở đó để nắm tình hình, lập trạm đo quan trắc mực nước, đo lưu lượng nước và cập nhật thông báo mực nước cụ thể nhằm khuyến cáo cho chính quyền và nông dân ĐBSCL để chuẩn bị kế hoạch lấy nước, xuống giống; đồng thời chính quyền các tỉnh cũng phải khuyến cáo nếu khả năng không lấy được nước thì không nên xuống giống.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo