xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Truyền võ ra dân gian

NGUYỄN TƯỜNG

Sau khi mất chỗ dựa về chính trị và bị đàn áp vì ý chí lật đổ chính quyền nhà Thanh, nhiều đệ tử Thiếu Lâm đã thành lập hội kín, truyền bá võ nghệ để gầy dựng lực lượng

Đời Thanh, võ công Thiếu Lâm phát triển cực thịnh. “Thiếu Lâm quyền thuật bí quyết” viết: “Võ công Thiếu Lâm từ cuối đời Minh đến đời Thuận Trị, Khang Hy nhà Thanh là giai đoạn đạt đến tối tinh”. Đến đời các hoàng đế Ung Chính, Càn Long vì lo ngại hội kín nên tìm mọi cách triệt thoái đặc quyền vũ trang của Thiếu Lâm Tự, không cho tụ tập luyện võ.

Ẩn mình lập hội

Tôn thất nhà Minh là Chu Đức Trù sau khi nhà Minh mất đã ẩn cư Thiếu Lâm Tự, xuống tóc làm tăng, sau làm trụ trì, pháp hiệu là Thống thiền thượng nhân. Trong “Thiếu Lâm thập giới” 10 điều do ông đề ra thì có đến 4 điều về việc lập chí “phản Hồ phục Hán”. Có nhiều hội kín lợi dụng danh nghĩa, võ công Thiếu Lâm Tự và tinh thần yêu nước để hiệu triệu quần chúng, như Hồng quyền, Thiên địa hội, Hồng thương hội, Đại đao hội... Do tiến hành phổ biến bí mật trong quần chúng, mạnh ai nấy tạo cho mình một hình thức tổ chức mạnh nhất nên nhiều lưu phái ra đời, bài bản sai lệch, rất khó phân biệt đâu là võ công Thiếu Lâm chính tông.

Nam Thiếu Lâm Tự ở Tuyền Châu được tôn tạo Ảnh: INTERNET
Nam Thiếu Lâm Tự ở Tuyền Châu được tôn tạo Ảnh: INTERNET

Chính quyền triều Thanh rất để tâm đến việc các tổ chức bí mật mượn danh Thiếu Lâm Tự để “phản Thanh phục Minh”. Vào đời Thuận Trị, trụ trì Thiếu Lâm Tự từng bị điều từ Bắc Kinh đến thay, lại truyền chỉ cấm luyện võ, cấm tàng trữ binh khí. Thời Khang Hy thì cắt đứt chế độ trụ trì của Thiếu Lâm Tự, giám tự phải được triều đình chỉ định. Các võ tăng phải dùng hình thức hạ sơn vân du để truyền dạy võ công trong dân gian. Đến đời Ung Chính thì hiệu lệnh càng nghiêm.

Năm 1750, vua Càn Long lên Thiếu Lâm Tự, tối ngủ tại phòng phương trượng và ngự bút đề thơ lập bia, hiện vẫn còn tòa bia “Càn Long ngự chế thi bi”. Tuy vậy, triều đình vẫn chú ý đến mọi hoạt động trong ngôi chùa này. Năm Càn Long thứ 4, tấu chương của Tuần phủ Hà Nam là Nhã Nhĩ Đồ nói rõ về “mưu phản” của nơi này: “Phía Nam Đại Hà, dân ở vùng núi, trẻ già có hung tục luyện tập đao kiếm quyền côn. Võ tăng Thiếu Lâm Tự lấy việc tập luyện côn quyền tụ tập bọn tà giáo vô lại, tùy ý thâu nhận làm bằng đảng” (theo “Thanh Cao Tông thực lục”).

Do triều đình kiểm soát gắt gao, nghiêm cấm luyện võ nên các võ tăng Thiếu Lâm Tự áp dụng nhiều biện pháp kín đáo để truyền bá võ công, như nói thác là luyện tập thuật đạo dẫn hoặc mượn cớ vân du giáo hóa chúng sinh để đi khắp nơi, truyền thụ võ nghệ ở bên ngoài để tránh ảnh hưởng đến bổn tự. Các cao thủ võ lâm nổi tiếng đời Thanh được ghi vào “Thanh sử” như đại hiệp Cam Phượng Trì, Bạch Thái Quan, Lã Tứ Nương, Mã hòa thượng Miễu Tăng... đều xuất thân từ Thiếu Lâm Tự hoặc được truyền thụ võ công Thiếu Lâm. Do đó mới có câu “Thiên hạ võ công xuất Thiếu Lâm/Thiếu Lâm cao thủ tại tứ phương”.

Huyền thoại Nam Thiếu Lâm

Đến nay, tại tỉnh Phúc Kiến có đến 6 ngôi chùa cổ tự xưng là chánh gốc Nam Thiếu Lâm Tự, gồm: Bồ Điền Thiếu Lâm Viện, Tuyền Châu Đông Thiền Viện, Phúc Thanh Thiếu Lâm Tự, Đông Sơn Cổ Lai Tự, Thiều An Trường Lâm Tự và Tiên Du Cửu Tòa Tự. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra kết luận sau cùng vì không có một cứ liệu lịch sử cũng như tài liệu hiện có nào của Tung Sơn Thiếu Lâm Tự nhắc đến cụm từ “Nam Thiếu Lâm Tự”. Phương trượng Thích Vĩnh Tín cũng bày tỏ: “Trong tất cả điển tịch mà Thiếu Lâm Tự chúng tôi hiện có, chưa từng thấy có chữ “Nam Thiếu Lâm”.

Theo truyền thuyết thì vào đời Đường, mấy vị sư trong “13 côn tăng” như Đạo Quảng, Tăng Mãn... đưa 500 tăng binh đến Phúc Kiến bình định hải tặc, sau đó được triều đình cho ở lại vùng Bồ Điền lập tòa Nam Thiếu Lâm Tự với mô hình giống như Tung Sơn Thiếu Lâm Tự. Cuối đời Minh, khi quân Thanh tràn vào, các võ tăng Thanh Vi, Thanh Phương, Thanh Sắc cùng tăng binh lấy Nam Thiếu Lâm Tự làm trận địa quyết chiến nhưng bị bại. Năm 1674, Khang Hy cho quân chia làm 3 mũi từ Bồ Điền, Vĩnh Thái, Tiên Du tấn công và hỏa thiêu Nam Thiếu Lâm Tự thành bình địa.

Chuyện về Nam Thiếu Lâm đã trở thành đề tài hấp dẫn cho tiểu thuyết võ hiệp cuối đời Thanh và sau này là phim ảnh. Nổi tiếng nhất là “Vạn niên thanh kỳ tài tân truyện” tức “Càn Long du Giang Nam ký”, “Chí Thiện tam du Nam Việt ký”, “Thiếu Lâm anh hùng huyết chiến ký”, “Hồng Hy Quan đại náo Nga My Sơn”, “Phương Thế Ngọc chính truyện”... pha trộn sự việc của những nhân vật võ lâm có thật như Lục A Thái, Lương Tán, Hoàng Phi Hồng với những nhân vật hư cấu như Tam Đức, Hồng Hy Quan, Hồ Huệ Càn, Phương Thế Ngọc... Tất cả đều lấy Nam Thiếu Lâm Tự làm trung tâm.

Trong “Hội bạ” của hội viên Thiên địa hội là Diêu Đại Cao bị bắt vào đời Gia Khánh viết về lịch sử của hội kín này thì vào năm Khang Hy thứ 13 (1674), võ tăng Thiếu Lâm theo lời hiệu triệu của vua đi dẹp loạn Tây Lỗ. Khi thắng trận trở về thì lại bị triều đình hỏa thiêu tiêu diệt, chỉ có 5 người sống sót, mới cùng nhau ăn thề, tôn Vạn Đề Hỷ (Vân Long hòa thượng) làm đại ca, lập Thiên địa hội “phản Thanh phục Minh”.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 16-1

Kỳ tới: Thạch Hữu Tam hỏa thiêu Thiếu Lâm Tự

 

Năm tổ chức Thiên địa hội

Truyền thuyết phổ biến nhất của các võ phái Nam quyền cho rằng khi triều Thanh hỏa thiêu Thiếu Lâm Tự, chỉ có 5 vị trưởng lão may mắn sống sót, sau thu nhận đệ tử, truyền thụ võ công trở thành Thiếu Lâm ngũ tổ. Kỳ thực, “Ngũ tổ” là lối hóa danh để chỉ lãnh đạo của 5 đoàn thể võ thuật phản Thanh tham gia trong hội kín Thiên địa hội vùng Quảng Đông, Phúc Kiến. Tổ chức này gọi chung là Hồng môn, các võ phái Nam quyền được truyền dạy đều gọi là Hồng quyền, trong hội gọi nhau là Thiếu Lâm huynh đệ. Theo đó, có thể Chí Thiện đại diện cho các phái Hồng, Lưu, Thái, Lý, Mạc gia quyền; Ngũ Mai đại diện cho Vịnh Xuân quyền; Miêu Hiển đại diện cho Hoa quyền… Còn việc hỏa thiêu Thiếu Lâm Tự là ám chỉ việc nghệ nhân tuồng Quảng (Việt kịch) Lý Văn Mậu, Trần Khai nổi dậy khởi nghĩa tại Kinh Đường Tự, Phật Sơn, Quảng Đông vào năm 1854, bị triều Thanh trấn áp, hỏa thiêu Quỳnh Hoa hội quán.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo