xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từng gây tai tiếng ở nội địa

Đặng Văn Thuận

Năm 2009, Viện Hành chính bảo vệ môi trường của Đài Loan công bố kiểm nghiệm cho biết nước thải và đất xung quanh nhà máy nhựa của Formosa vượt mức cho phép theo tiêu chuẩn quốc gia

Formosa do 2 anh em Vương Vĩnh Tại, Vương Vĩnh Khánh sáng lập vào năm 1950 tại Đài Loan (Trung Quốc). Từ một tên tuổi thành công về phát triển công nghiệp nặng, Formosa đã phát triển thành đại tập đoàn đa ngành nghề, bao gồm cả hóa chất, hóa dầu, vật liệu, vận tải, giáo dục, y tế... với doanh thu có năm xấp xỉ 10% GDP của Đài Loan.

Vô tư xả thải, chất độc

Ngày 9-9-2010, một vụ cháy lớn xảy ra tại trường tiểu học ở Mạch Liêu, gần dự án Lục Khinh của Formosa (tên đầy đủ là tổ hợp nhà máy dầu khí, hóa chất, vật liệu, nhựa, chất dẻo...) làm 22 người nhập viện. Người ta nghi ngờ hóa chất ở nhà máy của dự án lan ra là nguyên do làm trường tiểu học này bị cháy. Ngày 13-9-2010, 10 thầy trò của một trường tiểu học ở vùng này nhập viện trong tình trạng đau đầu, chóng mặt, nôn ói. Kết quả điều tra cho biết nguyên do rò rỉ khí của nhà máy thuộc dự án Lục Khinh. Sau 2 vụ này, nhà máy con thuộc dự án Lục Khinh bị chính quyền phạt khoảng 30.000 USD, bị đình chỉ hoạt động nhưng không rõ trong bao lâu.

Trước đó, năm 2009, Viện Hành chính bảo vệ môi trường của Đài Loan công bố kiểm nghiệm cho biết nước thải và đất xung quanh nhà máy nhựa Formosa (Formosa Plastics; huyện Nhân Vũ, TP Cao Hùng, Đài Loan) chứa các chất 1,2-dichloroethane (DCE), vinyl chloride, benzene và chloroform cùng nhiều chất độc hại khác đều vượt mức cho phép theo tiêu chuẩn quốc gia.

Dự án toàn cảnh Lục Khinh. (Ảnh từ website fpcc.com.tw)
Dự án toàn cảnh Lục Khinh. (Ảnh từ website fpcc.com.tw)

Hồi năm 2006, cơ quan bảo vệ môi trường cũng phát hiện lượng chất DCE trong cống nước thải, thùng đựng rác và đất xung quanh nhà máy của Formosa đều vượt mức cho phép nhiều lần. Ngay lúc đó, đã có những chỉ trích gay gắt và cả đe dọa từ chính quyền sẽ đóng cửa nhà máy nếu vi phạm. Tuy nhiên, đến năm 2009, những dữ liệu tiết lộ một lần nữa cho thấy tình trạng ô nhiễm vẫn không mấy cải thiện. Nhà máy là công ty con thuộc tập đoàn mang tên quốc ngữ là “Đài Vọng” này vẫn vô tư xả thải và chất độc hại ra môi trường xung quanh.

Từ năm 2004 đến nay, các công ty con của Formosa ở nước ngoài cũng có hàng chục vụ bê bối liên quan đến xả thải độc hại, nhập chất cấm phục vụ sản xuất; cháy, nổ, ngộ độc làm thương vong nhiều người.

Được “bảo kê”?

Kết quả thanh tra trên không tự nhiên được chính quyền chủ động công bố mà đến từ áp lực của nhiều cuộc biểu tình do người dân huyện Nhân Vũ tiến hành.

Ban đầu, Công ty Formosa Plastics còn chối và một số lãnh đạo phụ trách khẳng định nhà máy của họ chẳng liên quan. Khi hàng ngàn người dân biểu tình, đòi nhà máy di dời khỏi huyện nhà, ban giám đốc của Formosa Plastics phải xuất hiện và tuyên bố sẽ cố gắng khắc phục hậu quả. Tổng Giám đốc Formosa Plastics Lý Chí Thôn cho hay sẽ phối hợp với một bệnh viện (do Tập đoàn Formosa đầu tư và chủ quản) khám, chữa bệnh cho người dân ở xung quanh nhà máy, chi phí do công ty chi trả.

Bên cạnh đó, cùng với chính quyền, các chuyên gia khoa học đã có kết quả xét nghiệm nước sông Hậu Kính (chảy qua huyện Nhân Vũ) gần nhà máy của Formosa Plastics. Kết quả, dòng sông có nhiều hóa chất độc hại vượt mức an toàn gấp nhiều lần, là từ các cống của nhà máy Formosa Plastics thải ra. Ngoài ra, 1.390 ha đất nông nghiệp cũng bị nhà máy này đầu độc.

Ông Lý Căn Chính, một nhà hoạt động bảo vệ môi trường độc lập, cho biết ông cũng tham gia trong đoàn biểu tình yêu cầu Formosa Plastics đóng cửa nhà máy ở huyện Nhân Vũ nhưng vụ việc nhanh chóng qua đi, không có thông tin cụ thể về mức xử phạt của tòa án ở Cao Hùng đối với Formosa Plastics.

Thời gian sau, Formosa Plastics mời chính quyền kiểm tra kết quả xử lý của họ. Các báo cáo đều nói rằng đã cải thiện, từ nước ở dòng sông, đất đai nông nghiệp quanh vùng, khí thải, nước ngầm... Mức án phạt mà tòa án tuyên không được công bố nhưng được cho rằng “rất tượng trưng”.

Quá nhiều tổn hại môi trường, nhân mạng

Dự án Lục Khinh là một dự án tốn nhiều giấy mực của báo giới về quy mô khổng lồ trong đầu tư cũng như những tổn hại môi trường, nhân mạng mà Formosa làm ra. Dự án này nằm trên diện tích đất hơn 26 km2 ở cảng Mạch Liêu (huyện Vân Lâm, Đài Loan), tổng vốn đầu tư hơn 20 tỉ USD. Ước tính mỗi năm, Lục Khinh thải ra 67.557.000 tấn khí carbon dioxide (chiếm 26,57% lượng khí thải carbon dioxide tại Đài Loan); gần 15 triệu tấn carbon dioxide từ nhà máy luyện thép của Formosa thải ra (ước chiếm 32,43% tổng khí carbon dioxide của Đài Loan), vượt tất cả lượng carbon dioxide do sinh hoạt, xe cộ, vận tải sản xuất khác thải ra mỗi năm ở quốc đảo này.

Tỉ lệ người dân ở gần nhà máy của Formosa bị ung thư gan tăng cao bất thường hơn so với các khu vực có cùng địa lý, lịch sử dân cư; có giai đoạn tăng gấp 2-3 lần. Tại Lục Khinh, trung bình 2-3 tháng lại có báo cáo thương vong về người do nổ, ngộ độc khí, gas. Một số nhà hoạt động môi trường và hải dương học cũng quan ngại Lục Khinh sẽ làm ô nhiễm nước biển xung quanh khu vực cảng Mạch Liêu và lan rộng ra...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo