xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

UNESCO đã nhầm?

Nhiên Di

Một “phát hiện” gần đây của Tập đoàn Đức Long Gia Lai khiến dư luận không khỏi sửng sốt: 137 ha trong vùng lõi VQG Cát Tiên chỉ có rừng sản xuất, rừng nghèo với tre nứa, lồ ô, không còn gỗ quý… Vì thế có thể “cắt” đi để làm 2 thủy điện Đồng Nai 6 và 6A!

Không sửng sốt sao được khi VQG Cát Tiên đã được Ủy ban UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) thế giới vào năm 2001. Điều đó có nghĩa hơn 71.000 ha diện tích VQG Cát Tiên phải có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao, có đại diện đa dạng các hệ sinh thái của những khu vực địa lý sinh vật chính, diện tích đủ lớn để thực hiện 3 chức năng của khu dự trữ sinh quyển: vùng lõi, vùng đệm, vùng chuyển tiếp… để đáp ứng các tiêu chí khắt khe mà UNESCO đã đưa ra.
 
Ai cũng biết VQG Cát Tiên là cánh rừng nhiệt đới ẩm cuối cùng của miền Nam Việt Nam, hội tụ phong phú các kiểu rừng trong khu vực. Năm kiểu rừng cơ bản để làm nên giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao của VQG Cát Tiên là: rừng lá rộng thường xanh; rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá; rừng hỗn giao gỗ, tre nứa; rừng tre nứa thuần loại và thảm thực vật ngập nước.
 
Không chỉ có giá trị bảo tồn, các hệ sinh thái tự nhiên rừng đầu nguồn ở đây cực kỳ quan trọng với chức năng điều nước lưu vực sông Đồng Nai, cung cấp nước ngọt vào mùa khô và khống chế ngập lụt vào mùa mưa cho cả vùng rộng lớn miền Đông Nam Bộ… Do vậy, đến năm 2012, UNESCO lại tiếp tục công nhận KDTSQ Đồng Nai là KDTSQ thế giới, VQG Cát Tiên trở thành vùng lõi của KDTSQ Đồng Nai với chức năng bảo tồn lâu dài đa dạng loài, cảnh quan, hệ sinh thái.

Lẽ nào UNESCO đã công nhận nhầm?

Ban Quản lý VQG Cát Tiên và nhiều đoàn chuyên gia khảo sát độc lập trước và sau Tập đoàn Đức Long Gia Lai đều khẳng định khu vực dự kiến thực hiện 2 dự án thủy điện vẫn còn rất nhiều cây gỗ quý và thảm thực vật ven sông.
 
Ngoài ra, Thông tư 34 do Bộ NN-PTNT ban hành năm 2009 quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng, khái niệm rừng giàu, rừng nghèo được tạm tính theo trữ lượng dành cho cả loại rừng gỗ và rừng tre nứa, lồ ô, không có quy định nào xếp lồ ô, tre nứa vào dạng rừng nghèo. Không hiểu Tập đoàn Đức Long Gia Lai căn cứ vào tiêu chí nào để cho rằng 137 ha vùng lõi VQG Cát Tiên là rừng nghèo. Hay đây là tiêu chí riêng của các doanh nghiệp gỗ: Ít gỗ quý là rừng nghèo?
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo