xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua pháp lệnh cán bộ, công chức (sửa đổi): Vì sao không nâng tuổi nghỉ hưu của nữ CBCC?

Nhật Anh

Pháp Luật - Trong phiên họp ngày 21-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) đã thảo luận thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức (CBCC). Cuộc họp trở nên sôi nổi khi các đại biểu (ĐB) đề cập vấn đề nên hay không đưa nội dung sửa đổi tuổi nghỉ hưu của CBCC nữ từ 55 tuổi lên 60 tuổi vào nội dung pháp lệnh này

Theo đề nghị của các ĐBQH khi thông qua Bộ Luật Lao động sửa đổi, dự kiến sẽ giao cho Chính phủ và Ủy ban TVQH xem xét để bổ sung nội dung nâng tuổi nghỉ hưu cho CBCC nữ đang làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học nữ... từ 55 tuổi (như quy định trong Bộ Luật Lao động) lên 60 tuổi.

Cán bộ xã, phường được công nhận là CBCC

Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh CBCC đã bổ sung một số đối tượng được công nhận là CBCC. Đó là những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực HĐND, UBND, những người là bí thư, phó bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã); những người được tuyển dụng, giao giữ một chức trách chuyên môn thuộc UBND cấp xã.

M.Đ

Hai lần đưa vào dự thảo, nhưng...

Lý do mà các ĐB đưa ra là đến tuổi đó, những người này vẫn có nhiều khả năng cống hiến. Tuy nhiên, khi xây dựng dự thảo pháp lệnh, Chính phủ đã không đưa nội dung này vào. Theo lý giải của ông Đỗ Quang Trung, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cơ quan soạn thảo văn bản: “Chúng tôi đã hai lần đưa nội dung này vào dự thảo nhưng không được chấp nhận. Theo tính toán, nếu quy định từ cấp vụ phó trở lên được nâng tuổi nghỉ hưu thì cả nước có khoảng 650 người”.

Nhiều ĐB đồng tình với ông Vũ Đức Khiển- Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH- khi cho rằng: “Nếu bổ sung ngay trong dự thảo pháp lệnh lần này là không phù hợp”. Theo ông Khiển, hiện nay những quy định về thời gian làm việc của lao động nữ đã được quy định trong Bộ Luật Lao động. Vì vậy, nếu có thay đổi thì phải trình QH xem xét, sửa đổi những quy định này trong Bộ Luật Lao động.

Sẽ đề nghị Chính phủ tổng kết thực tiễn, xem xét lại

Không đồng tình với những lý lẽ trên, bà Nguyễn Thị Hoài Thu- Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH, nói: “Các cán bộ nữ cũng được đào tạo như cán bộ nam nhưng để đạt trình độ ngang bằng, họ đã phải nỗ lực rất nhiều. Đến 55 tuổi, nhiều người mới có độ chín muồi, cống hiến nhiều hơn thì lại phải nghỉ hưu. Chúng ta đã không công bằng và lãng phí một nguồn cán bộ nếu không tiếp tục sử dụng họ”.

Còn theo Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa: Ở một số nước, để đảm bảo công bằng, họ quy định tuổi lao động của nam và nữ như nhau nhưng nữ được quyền nghỉ hưu sớm hơn nếu có nguyện vọng. Còn luật của ta, vì muốn thể hiện rõ sự quan tâm đến lao động nữ nên đã quy định thẳng tuổi nghỉ hưu cho lao động nữ vào luật. Từ đó khiến cho một số ít lao động nữ có nguyện vọng làm việc lâu dài hơn sẽ gặp khó khăn. Chủ tịch QH Nguyễn Văn An kết luận: Ủy ban TVQH chưa thể quyết được nội dung này vào pháp lệnh nhưng sẽ đề nghị Chính phủ tổng kết thực tiễn, sau đó sẽ xem xét lại.

Chỉ thi một lần, sau đó xét tuyển

Trong văn bản, ban soạn thảo đã sử dụng cụm từ “công chức dự bị” khiến không ít ĐB tỏ ra băn khoăn. Nhiều ĐB có cùng quan điểm với Phó Chủ tịch QH Trương Quang Được khi cho rằng: “Công chức dự bị theo cách hiểu thông thường cũng đã là công chức, có cần phải thêm khái niệm công chức chính thức  và họ có phải thi tuyển lần nữa không?”. Lý giải điều này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đỗ Quang Trung cho biết: “Công chức dự bị là để có điều kiện tạo nguồn bổ sung cho đội ngũ công chức. Yêu cầu khi tuyển dụng công chức dự bị là cơ bản đã phải đạt yêu cầu của công chức, chỉ còn thiếu kinh nghiệm. Vì vậy, tinh thần là sẽ chỉ thi một lần vào công chức dự bị, sau đó sẽ xét tuyển. Nguyên tắc là phải quản lý chặt đầu vào”. Theo ông Trung, tỉ lệ công chức dự bị ở mỗi đơn vị sẽ là khoảng từ 3% đến 5% và họ sẽ vẫn được ký hợp đồng lao động bình thường.

Ủy ban TVQH đã biểu quyết thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh CBCC và yêu cầu cơ quan soạn thảo sớm hoàn thành việc xây dựng các văn bản hướng dẫn để thực hiện pháp lệnh này vào ngày 1-7-2003.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo