* Phóng viên: Ông là người được VACNE mời tham dự hội thảo liên quan đến 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A vào ngày 30-9 nhưng đến phút cuối, ông lại vắng mặt?
* Ông không đồng ý ở những điểm nào?
- VACNE là ai? Tôi đã tự hỏi rất nhiều lần khi thấy họ vội vàng công bố ngay kết quả của hội thảo trong cùng một ngày. Họ nhắc đi nhắc lại quá nhiều lần, nhấn mạnh tất cả các đại biểu đều đồng ý, ủng hộ triển khai 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A để tạo ra hiệu ứng ủng hộ của dư luận. Trong khi mục tiêu chính của hội thảo là tìm ra các vấn đề môi trường thì lại rất sơ sài. Hội thảo khoa học nhằm phản biện các vấn đề về môi trường nhưng không thấy nêu lên những bất cập để xem xét cách giải quyết khoa học của chủ đầu tư.
* VACNE cho rằng 2 công trình thủy điện này nằm ở khu bảo tồn Cát Lộc (còn gọi là khu bảo tồn tê giác), biệt lập với khu Nam Cát Tiên nên ít tác động xấu đến trung tâm đa dạng sinh học. Trong khi ông và VRN lại cho rằng công trình tác động lớn đến đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên?
* VACNE còn đưa ra nhận xét: Hai thủy điện Đồng Nai 6 và 6A chỉ làm giảm số lượng cá thể, không thể làm giảm số lượng loài động thực vật đặc hữu của VQG Cát Tiên, ông nghĩ sao?
- (Chỉ cho chúng tôi xem những tấm ảnh). Gà so cổ hung - loài đã biến mất sau một thời gian dài mới xuất hiện lại trong rừng Cát Lộc, chà vá chân đen và một số loài linh trưởng khác, như: khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn, Hùng Lan Việt..., tất cả đều phân bố đặc hữu của khu vực và là những sinh vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ thế giới. Đặc biệt là chúng tôi mới phát hiện một loài hoa trà rất lạ, tạm đặt tên là Camellia longii và TS Lưu Hồng Trường, Trung tâm Đa dạng sinh học và phát triển, đang chuẩn bị công bố là loài mới cho khoa học. Tất cả những loại động thực vật này đều tìm thấy trong khu “rừng nghèo” chuẩn bị đốn hạ để xây thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đấy!
* Theo PGS-TS Nguyễn Đình Hòe, Trưởng Ban Phản biện Xã hội của VACNE, 2 dự án thủy điện này sẽ tạo ra 1 tỉ KWh điện/năm, đáp ứng nhu cầu điện và kinh tế cho 3 tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước; trong khi dự án chỉ tác động đến sinh kế một bộ phận nhỏ dân cư ?
* Hiện nay, VACNE đã gửi văn bản đến các cơ quan chức năng đề nghị cho phép triển khai 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, còn quan điểm của VRN thế nào?
- VRN kiến nghị không ủng hộ việc xây đập thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Cần dừng ngay mọi hoạt động chuẩn bị cấp phép cho 2 dự án này cho đến khi các tác động môi trường được phân tích, đánh giá một cách đầy đủ và đưa ra được các giải pháp giảm thiểu hiệu quả. Hoặc tốt nhất là không nên đụng vào tài nguyên rừng của VQG Cát Tiên. VACNE ủng hộ xây đập là ủng hộ việc phá hủy môi trường thiên nhiên, đi ngược lại bản chất của phát triển bền vững.
Làm thủy điện ồ ạt, sẽ không còn nước dùng Đó là nhận định của ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, trong phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 4-10 về dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). “Tôi thấy chế tài xử lý các vi phạm trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước rất mờ nhạt… Thủy điện nhỏ xây dựng khắp nơi mọi chốn, chặt phá cả rừng. Nhiều con sông ô nhiễm, sắp trở thành sông chết. Sử dụng nước ngầm, nước mặt như hiện nay không thể biết vấn đề gì sẽ xảy ra và có nguy cơ không còn nước dùng” - ông Phan Xuân Dũng cảnh báo. Từ thực trạng phát triển ồ ạt thủy điện hiện nay, đại biểu Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, đề nghị bổ sung điều khoản cấm can thiệp chuyển dòng nước tự nhiên. Đại biểu Trương Thị Mai cũng cho rằng cần thiết phải bổ sung các điều khoản liên quan đến việc xả lũ của các nhà máy thủy điện. Trong dự thảo dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Chính phủ nêu quan điểm khi xây dựng các công trình khai thác tài nguyên nước, trong đó có thủy điện, phải có phương án phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước. Theo hai phương án được đề xuất, yêu cầu này được lập riêng (phương án 1) hoặc thể hiện trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (phương án 2). Dù theo phương án nào cũng phải được cơ quan quản lý về tài nguyên nước chấp thuận. Trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, chủ nhiệm ủy ban này, ông Nguyễn Văn Giàu, cho biết ủy ban tán thành phương án 2. Tuy nhiên, theo đại biểu Phan Xuân Dũng, chọn phương án 1 sẽ đem lại hiệu quả kiểm soát cao hơn. T.Hà |
Bình luận (0)