xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vận tải chưa muốn giảm cước

Văn Duẩn - Phương Nhung

Dù Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu doanh nghiệp vận tải giảm cước phù hợp với giá nhiên liệu nhưng nhiều đơn vị vẫn chưa có dấu hiệu giảm hoặc chỉ giảm nhỏ giọt

Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, cho biết đã đề nghị một số hãng taxi lớn trên địa bàn giảm cước, trong đó chỉ có taxi Mai Linh đồng thuận. Từ năm 2014 đến nay, hầu hết các doanh nghiệp (DN) vận tải liên tỉnh không tăng giá vé, trong khi phí đường bộ đã tăng khá nhiều.

Đổ thừa do phí đường bộ tăng

“DN không tăng cước khi giá xăng dầu tăng, vậy sao yêu cầu họ phải giảm cước khi giá nhiên liệu giảm” - ông Liên bày tỏ. Theo ông, trong cơ cấu giá thành vận tải khách liên tỉnh, xăng dầu hiện chiếm 40% và phí đường bộ chiếm 40%. Do đó, DN vận tải rất khó giảm cước. Một xe khách giường nằm chạy tuyến Hà Nội - Hà Tĩnh, trung bình mỗi tháng tốn 16-17 triệu đồng phí cầu đường. Xe khách 45 chỗ chạy tuyến Hà Nội - Thái Bình mỗi năm phí cầu đường bộ lên đến 90 triệu đồng. “DN vận tải khách liên tỉnh rất khó giảm giá vé do phí đường bộ liên tục tăng tại các trạm BOT” - ông Liên nói.

 

Dù giá xăng dầu giảm sâu nhưng nhiều DN vận tải vẫn chưa chịu giảm cước. Trong ảnh: Xe khách hoạt động ở bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) Ảnh: VĂN DUẨN
Dù giá xăng dầu giảm sâu nhưng nhiều DN vận tải vẫn chưa chịu giảm cước. Trong ảnh: Xe khách hoạt động ở bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) Ảnh: VĂN DUẨN

 

Giám đốc hãng taxi Thành Công (Hà Nội) Nguyễn Anh Quân cho rằng cước trung bình của hãng là 10.500 đồng/km và chưa có phương án giảm. Không thể cứ 15 ngày, DN lại điều chỉnh cước theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu. Hầu hết DN taxi tính cước theo phương án: giá xăng dao động từ 15.000-18.000 đồng/lít thì giữ nguyên, giá xăng giảm dưới 15.000 đồng/lít hoặc trên 18.000 đồng/lít thì mới có phương án giảm hoặc tăng.

Theo Công ty CP Bến xe Hà Nội, đến ngày 24-12, 24 DN vận tải khách ở 2 bến xe Mỹ Đình và Giáp Bát thông báo giảm giá vé từ 3%-13% (tương đương 2.000-10.000 đồng). Tuy nhiên, chỉ những DN chạy tuyến ngắn thông báo giảm giá vé.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho biết từ giữa năm nay, nhiều DN đã điều chỉnh cước. Không thể cứ xăng dầu giảm giá là bắt DN giảm cước theo, trong khi sự ổn định của giá xăng dầu không cao.

Chấn chỉnh doanh nghiệp chây ì

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cũng thừa nhận bên cạnh nhiều DN làm ăn tử tế, điều chỉnh cước phù hợp, vẫn còn không ít DN chây ì, không giảm cước trong thời gian dài. “Hiệp hội đề nghị cần chấn chỉnh những DN chây ì, đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết và lựa chọn DN” - ông Thanh nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), cho biết đến tháng 10-2015, các DN vận tải hành khách bằng ô tô đã kê khai giảm giá với mức phổ biến 3%-5%. Tuy nhiên, ngày 18-12, giá dầu diesel giảm sâu tới 1.250 đồng/lít, để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng và góp phần bình ổn giá, Bộ Tài chính đã đề nghị Bộ GTVT yêu cầu các DN vận tải kê khai lại giá và giảm cước vận tải tương xứng.

Bộ GTVT vừa đề nghị các sở GTVT chỉ đạo các đơn vị kê khai lại cước vận tải giảm phù hợp với giá nhiên liệu. Trong đó, phải làm rõ chi phí cấu thành giá vận tải. Từ đó, cơ quan quản lý sẽ kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo