xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vào viện, hết lo nằm ghép

Ngọc Dung - Anh Thư

Đã có 23/38 bệnh viện tuyến trung ương và 18 bệnh viện tuyến cuối của Sở Y tế TP HCM ký cam kết không để người bệnh nằm ghép sau 24 giờ đến 48 giờ nhập viện

Ngồi đợi lấy thuốc tại Bệnh viện (BV) Trưng Vương (TP HCM) - một BV đã cam kết không để bệnh nhân nằm ghép- ông V. (77 tuổi) cho biết tháng trước, trong một lần ghé thăm con gái và bất ngờ bị ngất, được đưa vào cấp cứu tại đây và không phải nằm ghép trong mấy ngày điều trị. Từ đó, ông thường khám bệnh tại BV này dù khá xa nhà. “Giường BV vốn không rộng, cảm giác nằm chung với người lạ vừa chật chội lại sợ lây bệnh chéo. Sinh hoạt cũng bất tiện, nhất là gặp người nằm cùng lười tắm rửa thì càng khổ. Thà đi xa một chút nhưng một mình một giường thì cũng đáng” - ông V. tâm sự.

Lo bị chuyển ngược

Chị Phạm Hoài Thu (ngụ tỉnh Yên Bái) đang chăm người thân ở BV Bệnh nhiệt đới trung ương thì bày tỏ nhiều người bệnh vượt tuyến điều trị lo ngay ngáy bác sĩ (BS) cho xuất viện sớm hoặc chuyển về tuyến dưới điều trị. Lên BV trung ương dù quá tải, bệnh nhân phải nằm ghép nhưng BS có tay nghề cao nên tin cậy hơn. BV cam kết không để bệnh nhân nằm ghép có thể cái lợi là người bệnh bớt khổ nhưng có khi cũng là thiệt thòi cho bệnh nhân nếu phải xuất viện sớm hoặc bị chuyển ngược về tuyến dưới để không vi phạm cam kết.

 

Khoa Hô hấp của Bệnh viện Nhi trung ương trước đây luôn trong tình trạng quá tải, nay còn nhiều giường trống. Ảnh: Ngọc Dung
Khoa Hô hấp của Bệnh viện Nhi trung ương trước đây luôn trong tình trạng quá tải, nay còn nhiều giường trống. Ảnh: Ngọc Dung

 

PGS-TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc BV Việt Đức (Hà Nội) - một trong những BV ký cam kết “nói không với nằm ghép” - cho biết với việc tăng giường bệnh, tăng giờ làm việc, mổ ngoài giờ, cùng với áp dụng công nghệ cao và phân loại bệnh nhân chặt chẽ, tình trạng nằm ghép hiện không còn. Yếu tố quan trọng góp phần giảm tải ở BV Việt Đức, theo ông Quyết là nhờ hệ thống BV vệ tinh; chống quá tải từ xa bằng cách tăng cường trao đổi kinh nghiệm, hội chẩn trực tiếp với tuyến dưới qua internet.

Bệnh nhân thông cảm

Cũng nằm trong số những BV ký cam kết nhưng tại BV Nhi trung ương, PGS-TS Lê Thanh Hải, giám đốc BV, cho biết: “Chúng tôi tăng cường sàng lọc bệnh nhân ngay từ Khoa Khám bệnh; tăng số phòng khám lên 60 phòng và điều BS có kinh nghiệm, điều dưỡng giao tiếp tốt để giảm thời gian chờ khám, chờ xét nghiệm”. Tuy nhiên, ông Hải khẳng định không phải vì cam kết giảm tải mà đẩy bệnh nhân đáng lẽ được điều trị nội trú ra ngoại trú bởi giảm tải là để phục vụ bệnh nhân tốt hơn.

Là một trong những BV có số lượng bệnh nhân nội trú lẫn ngoại trú đông hàng đầu ở TP HCM, BV Nhân dân 115 vẫn cam kết không để bệnh nhân nằm ghép từ năm 2012. Cách làm hữu hiệu nhất để giảm tải của BV là đầu tư mạnh cho chuyên môn; phân loại bệnh hợp lý ngay từ khâu tiếp nhận cấp cứu, tiếp nhận điều trị. Bệnh nhân đang điều trị nội trú cũng được tăng cường kiểm tra, nếu bệnh thuyên giảm có thể tiếp tục điều trị ngoại trú hay chuyển đến BV tuyến dưới gần nhà thì giải quyết ngay. Thời điểm bệnh nhân đông, đội ngũ tham gia khám chữa bệnh sẽ được tăng cường, kể cả lãnh đạo BV cũng tham gia...

Tại BV Thống Nhất, quy trình liền lạc dành cho đối tượng người già với đặc trưng đa bệnh lý đã được triển khai, vừa giúp BS quản lý tình hình chung của bệnh nhân tốt hơn vừa tránh việc mất thời gian hay chồng chéo toa thuốc do phải đi khám nhiều lần cho nhiều bệnh. Việc nâng cao chất lượng điều trị ngoại trú cũng là cách góp phần giảm tải cho khu vực nội trú và tiết kiệm chi phí, thời gian cho người bệnh.

PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, cho biết đã có 23/38 BV trung ương và 18 BV tuyến cuối của Sở Y tế TP HCM ký cam kết không để người bệnh nằm ghép sau 24 giờ đến 48 giờ nhập viện. Tuy nhiên, ông Khuê cho rằng việc giảm tải là lâu dài, không thể giải quyết ngay được.

Ông Khuê cũng cho biết trên thực tế, các BV đều có tiêu chuẩn nhập viện cũng như ra viện nên không thể nói ra viện còn hơi “non” và phải ra ngoại trú, chỉ khi sức khỏe bệnh nhân được bảo đảm BS mới cho ra viện. Khi cần tiếp tục điều trị, theo dõi nhưng không cần thiết điều trị tại tuyến trung ương, BS có thể chuyển người bệnh về tuyến dưới để tiếp tục điều trị. Người bệnh cũng nên thông cảm và chia sẻ với ngành y tế.

 

Ba mốc thời gian

Hiện đã có 23 BV tuyến trung ương ký cam kết mỗi người bệnh sẽ được bố trí 1 giường bệnh theo 3 mốc thời gian: ngay sau khi vào điều trị, tối đa sau 24 giờ và tối đa sau 48 giờ kể từ khi nhập viện điều trị nội trú. Đó là các BV: Việt Đức, Nhi trung ương, Lão khoa trung ương, E trung ương, Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới, Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Tâm thần trung ương 1, Da liễu trung ương, Đa khoa trung ương Thái Nguyên, Răng - Hàm - Mặt trung ương Hà Nội, Nội tiết, Bệnh nhiệt đới trung ương, Châm cứu Trung ương, Đa khoa Trung ương Huế, Hữu Nghị, 74 Trung ương, Thống Nhất, C Đà Nẵng, Phong - Da liễu trung ương Quy Hòa, Y học cổ truyền trung ương, Đa khoa trung ương Quảng Nam, ĐH Y Dược TP HCM và Viện Bỏng quốc gia.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo