xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vật vã trong khô hạn

LÊ TRƯỜNG - BẠCH LONG

Hơn 5 tháng không một giọt mưa, tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đang khô hạn gay gắt, cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn, việc sản xuất bị đình trệ

Khoảng 1 tháng nay, hơn 700 hộ dân ở xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. “Sông suối, kênh rạch, cả giếng đào cũng đều cạn kiệt. Bà con không biết lấy gì để nấu ăn, sinh hoạt” - nhiều người lo lắng.

Người dân xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đào hố dưới sông vét từng ca nước Ảnh: Bạch Long
Người dân xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đào hố dưới sông vét từng ca nước Ảnh: Bạch Long

Đường vào 2 thôn 1 và 2 của xã Hàm Cần, nhiều cây đã chết khô. Người dân mệt mỏi, ủ rũ vì phải quay quắt đối phó với khô hạn. “Gia đình tôi phải qua xã Hàm Thạnh cách gần 20 km để mua chịu nước, đến cuối mùa thu hoạch nông sản mới có tiền trả” - chị Mang Thị Thủy, ở thôn 1, cho biết.

Sông Linh, nguồn cung cấp nước chủ yếu cho xã Hàm Cần, hiện đã trơ đáy. Để có nước sinh hoạt, người dân phải đào từng hố nhỏ, cố vét chút nước ri rỉ còn lại từ vài mạch ngầm. “Đào hố xong phải đợi cả đêm mới có vài gàu nước cặn giặt đồ và tắm rửa. Mấy tháng nay, bà con chỉ biết moi sông, đào hố mót nước xài tạm” - ông Mang Cẩn, trưởng thôn 1, lo ngại.

Tại thôn 3, xã Hàm Cần, hàng chục hecta thanh long đã khô úa, người dân thuê máy đào ao sâu 3-4 m vét nước tưới cầm chừng. “Sông Cái là nguồn nước tưới duy nhất của thôn này nhưng đã cạn kiệt. Một số hộ khoan giếng nhưng nước bị nhiễm phèn không dùng được” - ông Nguyễn Văn Khanh, trưởng thôn 3, cho biết.

Huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận cũng đang phải đối mặt với tình trạng khô hạn khốc liệt, nhất là các xã Phước Kháng, Phước Chiến, Công Hải, Lợi Hải, Bắc Sơn. Theo UBND huyện Thuận Bắc, hiện có ít nhất 800 hộ của 5 xã này thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng.

Ông Ka-tơ Đượng, Chủ tịch UBND xã Phước Kháng, cho biết: “Gần 2 tháng nay, hệ thống nước sạch sinh hoạt của địa phương ngưng cung cấp vì nguồn lấy từ suối về đã cạn kiệt. Bà con phải xuống suối đào vét, chắt mót nước về sử dụng”.

Thôn Xóm Bằng, xã Công Hải có trên 500 hộ với gần 3.000 người. Trong khi đó, công trình nước sinh hoạt đã cạn kiệt và tất cả giếng đào, giếng khoan đều trơ đáy. Người dân phải đi 3-4 km để lấy từng can nước sông, nước suối không hợp vệ sinh về dùng qua ngày.

Không chỉ làm đảo lộn cuộc sống của người dân, thiếu nước còn khiến hoạt động sản xuất đình trệ. Tại huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo nông dân không gieo cấy 1.500 ha lúa, để dành nguồn nước ít ỏi còn lại ưu tiên cho vài trăm hecta hoa màu và đàn gia súc trên 38.000 con.

Theo Công ty Khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận, hiện 5 hồ thủy lợi chủ lực của huyện Thuận Nam đã cạn, chỉ có thể cung cấp nước cho trên 50.000 hộ dân và gia súc vài tháng nữa. “Nếu đến tháng 6 mà trời vẫn không mưa, bà con cầm chắc khát, đói” - ông Lưu Ngọc Lễ, Phó Phòng Nông nghiệp huyện Thuận Nam, nói.

Hiện nay đang là thời điểm xuống giống vụ hè - thu nhưng gần 200 hộ Raglai ở xã Phước Trung, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đành ngồi nhà chơi vì ruộng đồng không có nước. “Không làm ruộng được là thiếu đói, không có tiền chi tiêu. Gia đình tôi có 5 người, gạo cứu đói giáp hạt của tỉnh chỉ ăn tạm thời thôi. Không có nước sản xuất, vì nhàn rỗi nên thói quen uống rượu của bà con Raglai lại tái diễn” - anh Tà In Rá, ngụ xã Phước Trung, băn khoăn.

Hồ chứa chỉ còn 20%-40% nước

Tại hội nghị phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn vừa tổ chức tại tỉnh Ninh Thuận, Tổng cục Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết hiện lượng nước trong các hồ thủy lợi vừa và lớn ở miền Trung chỉ đạt xấp xỉ 60% dung tích thiết kế, các hồ nhỏ đã cạn kiệt. Riêng tại Ninh Thuận và Bình Thuận, nước các hồ chỉ đạt 20%-40%.

Từ đầu năm đến nay, mực nước trên các sông từ Thanh Hóa đến Bình Thuận xuống dần và thiếu hụt nghiêm trọng - khoảng 30%-90% so với cùng kỳ hằng năm. Vụ đông - xuân vừa qua, hơn 7.000 ha lúa ở các tỉnh miền Trung thiếu nước tưới, nặng nhất là Ninh Thuận với hơn 5.400 ha.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo