xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vênh quan điểm về giấy khai sinh

NGUYỄN QUYẾT - THẾ KHA

Trong khi dự thảo Luật Hộ tịch đề nghị tiếp tục cấp giấy khai sinh cho trẻ mới sinh thì dự thảo Luật Căn cước công dân đề nghị thay giấy này bằng thẻ căn cước

Ngày 28-10, Quốc hội (QH) đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Hộ tịch và Luật Căn cước công dân. Điểm gây thắc mắc nhất cho rất nhiều đại biểu (ĐB) là tiếp tục cấp giấy khai sinh cho trẻ từ khi mới sinh ra hay xóa bỏ, thay thế bằng căn cước công dân.

Đề xuất tiếp tục cấp giấy khai sinh

Theo báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hộ tịch do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý trình bày, đăng ký khai sinh là việc nhà nước chính thức thừa nhận sự ra đời của một con người. Giấy khai sinh sẽ làm căn cứ cho việc cấp các loại giấy tờ khác trong quản lý nhà nước.

“Việc cấp giấy khai sinh đã và đang được thực hiện thống nhất, ổn định nhiều năm nay, cơ bản không có vướng mắc nên cần tiếp tục thực hiện” - ông Lý nhận định.

 

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) đề nghị không cấp thẻ căn cước cho trẻ sơ sinh vì rất lãng phí 
Ảnh: TTXVN
Đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) đề nghị không cấp thẻ căn cước cho trẻ sơ sinh vì rất lãng phí Ảnh: TTXVN

 

Đa số ĐB đồng tình với quan điểm này. Trong đó, một số ĐB cho rằng dự thảo luật cần phải xem xét lại việc cấp thẻ căn cước. ĐB Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) phân tích: “Nếu chúng ta cấp luôn thẻ căn cước ngay khi trẻ chào đời thì rất lãng phí vì trẻ dưới 14 tuổi có đặc điểm nhân dạng thay đổi rất nhanh. Hơn nữa, ở độ tuổi này, trẻ không phải chịu bất cứ trách nhiệm dân sự, hình sự nào. Việc cấp thẻ căn cước chỉ nên thực hiện khi trẻ đủ 14 tuổi”.

Có vấn đề gì không?

Trong khi đó, báo cáo giải trình, tiếp thu dự thảo Luật Căn cước công dân do ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của QH, trình bày chiều cùng ngày khiến nhiều ĐB băn khoăn. Theo ông Khoa, quy định về tuổi được cấp căn cước công dân đang có 2 loại ý kiến khác nhau. Thứ nhất, đồng ý với dự thảo luật về việc cấp thẻ căn cước công dân ngay từ khi sinh ra và không cần cấp giấy khai sinh. Thứ hai, đề nghị cấp thẻ căn cước cho công dân từ đủ 14 tuổi trở lên. Trẻ em chưa đủ 14 tuổi thì cấp giấy khai sinh như quy định của Luật Hộ tịch.

Ông Khoa cho rằng quy định cấp thẻ căn cước cho công dân từ khi sinh ra để thay thế giấy khai sinh góp phần giảm các thủ tục hành chính yêu cầu người dân phải mang theo giấy khai sinh (27 thủ tục), nộp bản sao giấy khai sinh (32 thủ tục) và bảo đảm yêu cầu quản lý dân cư tập trung, thống nhất từ khi sinh ra; giảm giấy tờ công dân như mục tiêu Đề án 896 về đơn giản hóa thủ tục giấy tờ đã xác định (bỏ giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn…). Việc cấp thẻ căn cước cho người chưa đủ 14 tuổi chỉ là hình thức hiện đại hóa giấy tờ khai sinh, không làm mất quyền được khai sinh của trẻ em theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em.

ĐB Đỗ Ngọc Niễn (Bình Thuận) băn khoăn: “Báo cáo giải trình tiếp thu của Ủy ban Thường vụ QH về dự thảo Luật Căn cước công dân và Luật Hộ tịch đang có sự khác nhau về quan điểm cấp giấy khai sinh. Tôi không hiểu tại sao lại có sự khác nhau như vậy, có vấn đề gì chăng?”.

Theo ông Niễn, để cấp 21 triệu căn cước công dân sẽ tiêu tốn số tiền không nhỏ nhưng hiệu quả đến đâu thì chưa rõ. “Liệu khi ban hành luật này thì thẻ căn cước có thay thế được giấy khai sinh không? Nếu không thay thế được thì xử lý thế nào, ai chịu trách nhiệm?” - ông đặt vấn đề.

ĐB Phùng Khắc Đăng (Sơn La) cho rằng cần tính toán kỹ các phương án bởi CMND cũ vẫn đang thực hiện, việc kết nối các thông tin cũng chưa thể đáp ứng yêu cầu. Chủ trương thay đổi CMND theo công nghệ mới - chỉ nghiêng thuận lợi về phía cơ quan nhà nước - đã làm người dân phản ứng, giờ lại bắt người dân thay đổi CMND gây tốn kém. “Tôi đề nghị miễn phí cấp CMND mới. Người dân chỉ phải trả phí và lệ phí khi xin cấp lại CMND bị rách nát mà thôi” - ông Đăng đề xuất.

ĐB Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) phản ánh những giao dịch dân sự đã ký kết của người dân đều ghi thông tin số CMND cũ. Nếu không quy định rõ ràng ngay trong luật về việc giải quyết các trường hợp người dân thay đổi CMND cũ 9 số sang căn cước công dân 12 số như thế nào thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn. 

 

Đề xuất nguyên tắc đặt tên

ĐB Nguyễn Thị Nhung (Khánh Hòa) cho biết nhiều cán bộ ở cơ sở dở khóc dở cười khi gặp những  người đặt tên cho con theo tên diễn viên Hàn Quốc hoặc quá xấu, quá dài, như: Đinh Sâu Rum, Cao Ki A, Lê Văn Hận, Lê Hoàng Hiếu Nghĩa Đệ Nhất Tâm Nhân...

Do vậy, ĐB Nhung đề xuất dự thảo bổ sung nguyên tắc đặt tên thuần Việt và xác định họ cho phù hợp với phong tục, tập quán của từng dân tộc. Điều này cũng giúp tránh được tình trạng vì mong muốn của cha mẹ mà họ và dân tộc của con không phù hợp với phong tục, tập quán. Ví dụ, cha mẹ là người dân tộc thiểu số nhưng lại lấy họ Nguyễn đặt cho con, làm phát sinh họ mới dẫn đến phải cải chính hộ tịch.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo