xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì phái đẹp

An Quý

Trước thềm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20-10) lại có nhiều tin không vui liên quan đến phụ nữ.

Kiểm tra 3 điểm kinh doanh dịch vụ ở TP HCM, cơ quan chức năng phát hiện hàng chục cô gái dùng thân xác mua vui cho khách. Một phụ nữ trẻ ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bị giết, hiếp chỉ vì đòi nợ 700.000 đồng.

Đau đớn nhất có lẽ là vụ sản phụ Nguyễn Thị Xuân (xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) tử vong tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa hôm 18-10 vì “thuyên tắc mạch ối” và 1 ngày sau, khi cảnh sát đưa thi hài chị cùng đứa con mới sinh về quê an táng thì tài xế bị người nhà ép lái xe diễu phố, gây mất an ninh trật tự nghiêm trọng.

Những câu chuyện đau lòng đó cho thấy rằng trong cuộc sống, người phụ nữ còn gánh chịu nhiều thiệt thòi. Giữa ranh giới được - thua, hơn - thiệt, phần rủi ro thường dồn về phía họ như là lẽ thường tình, trong khi đáng lý ra họ phải được sẻ chia, che chở và bảo vệ nhiều hơn.

Văn hóa Việt Nam qua nhiều thời kỳ đến nay vẫn còn ít nhiều chịu ảnh hưởng của quan niệm phong kiến “trọng nam khinh nữ”. Để xóa bỏ định kiến ấy, toàn xã hội đã dốc sức đấu tranh. Qua nhiều thập kỷ, nữ quyền đã đạt được nhiều tiến bộ. Từ năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta đã khẳng định “nam nữ bình quyền”. Rồi đến Hiến pháp năm 1992 (điều 63) quy định rõ hơn: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ”. Cụ thể hóa ý thức về bình đẳng giới, Luật Bình đẳng giới ra đời (có hiệu lực từ ngày 1-7-2007) và đúng 1 năm sau, Luật Phòng chống bạo lực gia đình được áp dụng vào thực tiễn. Kết quả là vị thế người phụ nữ trong xã hội được nâng cao rõ rệt: Chiếm khoảng 52% dân số, chiếm gần 50% lực lượng lao động, tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội chiếm gần 25%-30%...

Thế nhưng, thực tế vẫn chưa được như mong muốn. Báo cáo khảo sát “Vì sao nam giới sử dụng vũ lực với phụ nữ, làm cách nào để ngăn ngừa?” do các cơ quan của Liên Hiệp Quốc thực hiện được công bố mới đây cho thấy tại các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, người phụ nữ luôn là nạn nhân của bạo lực gia đình. Tất cả đều xuất phát từ “truyền thống” coi thường phụ nữ của đàn ông Á Đông và vì phụ nữ bị yếm thế do ít học hoặc xuất thân từ sự nghèo hèn, cam chịu. Các cơ quan thực hiện khảo sát nhấn mạnh: Sự phát triển trọn vẹn cho một quốc gia, sự thịnh vượng của thế giới và nền móng của hòa bình đều cần có sự tham gia tối đa của nữ giới, bình đẳng với nam giới trong mọi lãnh vực.

Chống lại tình trạng bạo hành, tại Việt Nam, có khoảng 10 nhà bình yên (còn gọi là nhà tạm lánh) được xây dựng để làm nơi nương náu khẩn cấp của những phụ nữ bị tổn thương. So với khoảng 45 triệu phụ nữ tại 63 tỉnh - thành, số nhà bình yên như vậy là quá ít. Và thực ra, đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Điều mà ai cũng muốn là những nhà bình yên đó lúc nào cũng... vắng khách! Nói cách khác, chính gia đình phải là chốn bình yên của người phụ nữ.

Đừng bao giờ đánh phụ nữ, dù chỉ bằng một cành hoa! Câu nói không chỉ thể hiện khao khát được yêu chiều của phái đẹp mà còn là ước muốn vươn tới bình đẳng giới của toàn xã hội. Để được như vậy, đấu tranh chống bất bình đẳng giới phải được duy trì thường xuyên, liên tục bằng các thiết chế luật pháp và khuôn mẫu đạo đức truyền thống. Hơn hết, chính người phụ nữ phải nỗ lực học tập và khẳng định bản thân mình...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo