xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Viện phí: Tăng trước cái đã...

Lê Trường

Theo lộ trình vừa được Bộ Y tế công bố thì từ ngày 15-11 tới, giá 1.800 dịch vụ y tế sẽ tăng với mức trung bình từ 2-7 lần so hiện nay.

Tiếp đó, đến tháng 3-2016, đưa tất cả chi phí khám chữa bệnh trực tiếp cho người bệnh và một loạt phụ cấp của cán bộ, nhân viên y tế vào viện phí.

Câu chuyện tăng viện phí vốn dĩ râm ran từ lâu và đương nhiên khó nhận được sự đồng thuận của xã hội, vì sao?

Câu trả lời trước tiên thuộc về ngành y tế. Bởi lẽ, nếu tăng viện phí mà chất lượng khám chữa bệnh, dịch vụ phục vụ người bệnh không tương xứng là đi ngược với tôn chỉ của ngành y tế; ngược với chủ trương lớn của Đảng, nhà nước là “người dân ngày càng được thụ hưởng các chính sách về an sinh xã hội tốt hơn, trong đó được chăm sóc tốt sức khỏe là một trong những mục tiêu hàng đầu”. Cho nên, dẫu lộ trình tăng viện phí của Bộ Y tế đã hoạch định nhưng các cơ sở y tế có dám chắc sẽ được xây dựng khang trang hơn, đầu tư thêm trang thiết bị cao cấp hơn để phục vụ tốt người bệnh?

Tất nhiên, Bộ Y tế sẽ lý giải rằng việc tăng viện phí hiện nay hoàn toàn phù hợp với thực tế thị trường, giúp các bệnh viện có thêm một phần kinh phí để bảo đảm các hoạt động tốt hơn. Thế nhưng, chất lượng khám chữa bệnh không chỉ phụ thuộc vào tiền mà còn nhiều yếu tố khác quan trọng hơn, như: trình độ chuyên môn, thái độ phục vụ của y - bác sĩ, trang thiết bị chẩn đoán...

Bài toán tăng viện phí, nếu hiểu một cách đơn giản là trước đây lương, phụ cấp của cán bộ ngành y do nhà nước trả nhưng sắp tới, một phần nguồn chi trên sẽ lấy trực tiếp từ hầu bao của người bệnh hoặc thông qua quỹ BHYT. Trong khi đó, theo thống kê, cả nước có gần 15 triệu người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình chính sách được nhà nước mua BHYT hằng năm. Khi khám chữa bệnh, số đối tượng này chỉ được BHYT chi trả 95%. Rõ ràng, việc “bù” 5% của mức viện phí cũ cho một lần khám chữa bệnh đã là quá sức của họ, nay phải “oằn lưng” gánh thêm khoản tiền vượt gấp nhiều lần, những người nghèo càng khốn khó hơn. Chưa kể, khi khám chữa bệnh bằng BHYT, họ còn phải đối mặt nhiều thủ tục phiền hà, thậm chí không ít bệnh viện có thái độ phân biệt đối với những người sử dụng BHYT. Người nghèo chịu thiệt là vì vậy.

Trong giai đoạn tình hình kinh tế đang khó khăn do lạm phát, giá cả sinh hoạt tăng cao từng ngày thì việc phải chấp nhận tăng viện phí vì không còn lựa chọn nào khác, quả là điều không mong muốn đối với người dân. Và, nếu cho rằng tăng viện phí là chủ trương đúng để giảm tải gánh nặng ngân sách quốc gia, đòi hỏi các nhà lãnh đạo ngành y tế cần sử dụng có hiệu quả, minh bạch những khoản tăng không nhỏ này. Một chính sách đúng nhưng được vận hành bởi một bộ máy không tốt thì chỉ tăng thêm phiền hà, gây hậu quả xấu đối với dư luận xã hội.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo