xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Việt Nam sẽ phát triển nhanh, bền vững hơn

Bài và ảnh: Dương Ngọc

Đề ra mục tiêu phát triển 5 năm tới, Thủ tướng khẳng định Việt Nam cam kết bảo đảm an ninh của nền tài chính quốc gia, an toàn nợ công, sử dụng nợ công hiệu quả

Ngày 5-12, trước đông đảo các đại biểu trong nước và quốc tế tham gia Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh mục tiêu phát triển 5 năm tới (2016-2020) của Việt Nam là phát triển nhanh hơn, bền vững hơn 5 năm trước (2011-2015) với 4 trụ cột. Trong đó, tăng trưởng kinh tế phải đạt 6,5%-7%/năm, cao hơn giai đoạn trước (5,88%/năm).

Thực hiện 3 đột phá,5 nhóm giải pháp

Với tốc độ tăng trưởng 6,5%-7%/năm, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, thu nhập bình quân đầu người của nước ta sẽ đạt 3.200-3.500 USD vào năm 2020, tăng khoảng 1.000 USD so với hiện nay.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi về các mục tiêu phát triển trong 5 năm tới của Việt Nam

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi về các mục tiêu phát triển trong 5 năm tới của Việt Nam

Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam quyết tâm thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược: Hoàn thiện thể chế, đặc biệt là thể chế kinh tế thị trường và thể chế xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN; phát triển giáo dục - đào tạo; huy động các nguồn lực, nhất là nguồn lực của xã hội, tư nhân, nguồn lực trong nước và ngoài nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, tiên tiến, hiện đại.

Thủ tướng cũng nêu lên 5 nhóm giải pháp lớn. Theo đó, bảo đảm tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô; thực hiện quyết liệt, hiệu quả tái cơ cấu trên tất cả lĩnh vực của nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; giữ bội chi ngân sách giai đoạn 2016-2020 trung bình dưới 4%.

“Việt Nam cam kết bảo đảm an ninh của nền tài chính quốc gia, bảo đảm an toàn nợ công từ việc vay nợ cho đến sử dụng hiệu quả” - Thủ tướng quả quyết.

Còn nhiều thách thức

Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ Việt Nam nhận thức rõ những bước phát triển sắp tới sẽ phải đối mặt không ít khó khăn, thách thức. Đặc biệt, khi hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam cũng phải đối mặt sự cạnh tranh rất quyết liệt, gay gắt trong khi kinh tế phát triển chưa thật bền vững, sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng như năng suất lao động chưa cao.

Chia sẻ những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt trước giai đoạn phát triển mới, các đại biểu đã trao đổi về những cơ hội và thách thức đối với nước ta khi hội nhập sâu rộng và thực chất vào nền kinh tế thế giới. Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, nêu lên một số vấn đề lớn mà Việt Nam cần ưu tiên trong 5 năm tới. Đó là quan ngại về mức tăng năng suất lao động còn thấp (chưa đến 4%) và đang giảm dần.

“Tốc độ tăng năng suất lao động hiện nay sẽ không bảo đảm tăng trưởng nhanh và bền vững đủ mức, để từ đó Việt Nam có thể đi theo quỹ đạo như Hàn Quốc hay Đài Loan - Trung Quốc” - bà Kwakwa cảnh báo.

Về các mục tiêu mà Thủ tướng đưa ra, bà Kwakwa đặt vấn đề: Việt Nam sẽ lấy nguồn nào để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong 5 năm tới trong khi các nguồn vốn ưu đãi đã thu hẹp dần? Theo bà Kwakwa, Việt Nam dựa vào nguồn thu trong nước là chính. Trong khi đó, tỉ lệ thu ngân sách nhà nước trên GDP đã thể hiện xu thế giảm trong 5 năm qua, từ 27% xuống còn 21%.

Trả lời câu hỏi này, Thủ tướng cho rằng Việt Nam sẽ thực hiện đầy đủ thể chế kinh tế thị trường, hiện đại, hiệu quả; từ đó sẽ huy động hiệu quả nguồn lực xã hội với 92 triệu dân, 4,5 triệu đồng bào đang định cư ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế.

 

Cải thiện hơn nữa tự do kinh doanh

Theo báo cáo về thể chế thị trường của VDPF, 97% doanh nghiệp tư nhân trong nước có quy mô nhỏ và vừa. Điều đáng lo là khi các doanh nghiệp tư nhân gia tăng quy mô thì lại kém hiệu quả hơn. WB đánh giá đây là điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam.

Để khắc phục, chuyên gia WB khuyến nghị cần tăng cường thể chế thị trường, cải thiện hơn nữa tự do hóa kinh doanh, ưu tiên chính sách cạnh tranh như một trụ cột trung tâm của kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, hạn chế hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ở những lĩnh vực chiến lược; tăng cường cung cấp thông tin công cộng, thành lập một cơ quan trung ương để đẩy mạnh tham vấn và minh bạch chính sách.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo