xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

VN sắp có lữ đoàn tàu ngầm hiện đại

Phạm Dương thực hiện

Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết như vậy khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Người Lao Động sau khi tái đắc cử Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ngày 3-8

Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, chúng ta chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển Đông, song việc có lực lượng hải quân đủ mạnh cũng rất quan trọng để bảo vệ vững chắc chủ quyền trên biển?

- Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: Tăng cường trang thiết bị và lực lượng cho hải quân tùy thuộc vào khả năng kinh tế của đất nước. Đầu tư cho hải quân cũng như các binh chủng kỹ thuật khác đòi hỏi ngân sách rất lớn, trong khi đó ngân sách đất nước còn hạn hẹp. Vì thế, tăng cường cho hải quân phải tiến hành từng bước. Một thời gian dài nữa Việt Nam mới có thể trang bị hiện đại cho hải quân.
img
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh trả lời báo chí sau khi tái nhậm chức. Ảnh: MẠNH DUY

* Nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, Thủ tướng Chính phủ đã cho biết chúng ta mua 6 tàu ngầm cùng các máy bay hiện đại. Việc bàn giao các trang thiết bị này đang diễn ra như thế nào, thưa Bộ trưởng?

- Đây là kế hoạch dài hạn từ nay đến năm 2020. Trước mắt, phấn đấu trong 5 - 6 năm tới, chúng ta sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm hiện đại với 6 tàu ngầm lớp Kilo 636. Tuy nhiên, tôi cũng muốn khẳng định là chúng ta có mua tàu ngầm hiện đại, tên lửa, máy bay và các khí tài kỹ thuật khác cũng chỉ là để phòng thủ, tự vệ, bảo vệ hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền đất nước chứ hoàn toàn không có ý định đe dọa, không có ý đồ tấn công xâm lấn bờ cõi các nước xung quanh.

* Nói như Bộ trưởng thì những ý kiến cho rằng chúng ta chạy đua vũ trang là hoàn toàn không đúng và không có cơ sở ?

- Việc chúng ta tăng cường khả năng quốc phòng hoàn toàn không phải là chạy đua vũ trang. Chúng ta, cũng như tất cả các quốc gia khác trên thế giới hiện nay, muốn bảo vệ đất nước đương nhiên phải có vũ khí trang bị đáp ứng nhu cầu phòng thủ. Khả năng kinh tế và nhu cầu bảo vệ đất nước đến đâu thì chúng ta mua sắm trang thiết bị tới đó với tinh thần tối thiểu và khả năng còn khiêm tốn của đất nước. Chúng ta còn nghèo và còn rất nhiều việc phải lo, nhất là bảo đảm an sinh xã hội, nên chúng ta không bao giờ mua sắm quá khả năng tài chính của đất nước.

 * Bộ trưởng nghĩ sao trước những quan điểm bất đồng hiện nay trong việc các tranh chấp trên biển Đông khi ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng phải giải quyết qua đàm phán đa phương, trong khi Trung Quốc chỉ muốn đàm phán song phương?

- Khi tiếp tư lệnh hải quân các nước ASEAN họp mới đây ở Hà Nội, tôi đã nêu rõ quan điểm của Việt Nam. Đó là những vấn đề gì còn đang bất đồng, tranh chấp song phương thì giải quyết theo hướng song phương. Ví dụ, giữa Việt Nam và Trung Quốc đang có tranh chấp trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và vùng cửa vịnh Bắc Bộ còn đang đàm phán để phân định. Các vấn đề này sẽ đàm phán, giải quyết song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc theo luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.

Với những vấn đề tranh chấp đa phương như quần đảo Trường Sa, bao gồm cả Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Philippines, Malaysia, Brunei... thì phải giải quyết giữa các bên. Đường 9 khúc mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đụng đến chủ quyền của rất nhiều nước trong khu vực nên phải giải quyết đa phương và phải hết sức công khai, minh bạch chứ không thể giải quyết riêng với từng nước. Không thể giải quyết vấn đề đa phương bằng đàm phán song phương.

* Các nước ASEAN có quan điểm ra sao về vấn đề này?

- Hiện các nước ASEAN có tiếng nói khá thống nhất. Tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 5 vừa qua tổ chức tại Jakarta (Indonesia) đã lần đầu tiên ra được tuyên bố chung. Đó là tranh chấp trên biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển năm 1982 theo tinh thần DOC. Giải quyết hòa bình là phải thương lượng, đàm phán bằng con đường ngoại giao giữa ASEAN và Trung Quốc chứ không phải riêng từng nước ASEAN với Trung Quốc.

* Sự thống nhất trong các thành viên ASEAN có tác động thế nào tới việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông?

- Sự thống nhất trong ASEAN là hết sức quan trọng. ASEAN phải giữ được vai trò trung tâm, động lực dẫn dắt các nước đối tác trong việc bảo đảm duy trì hòa bình và ổn định cũng như giải quyết các tranh chấp trên biển Đông. Vì thế, ASEAN phải có tiếng nói thống nhất mới giữ được vai trò trung tâm, động lực.

Các thành viên ASEAN lo ngại và chia sẻ với Việt Nam trong những căng thẳng vừa qua trên biển Đông. Các nước ASEAN đều mong muốn giải quyết bằng biện pháp hòa bình.

Quân đội bảo vệ ngư dân

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho rằng việc bảo vệ chủ quyền và an ninh trên biển, bảo vệ ngư dân là một trong những nhiệm vụ chính trị của quân đội. Nhiệm vụ này được giao cho các lực lượng hải quân, cảnh sát biển và bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt. Quân đội vừa bảo vệ chủ quyền, bảo vệ ngư dân làm ăn hợp pháp trên vùng biển Việt Nam vừa tham gia cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu kịp thời các sự cố tai nạn, rủi ro... trên biển.

Theo Bộ trưởng, quân đội ta cũng phải giữ quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng có vùng biển lân cận như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Brunei... để phối hợp giữ gìn an ninh, trật trự và đối xử nhân đạo với ngư dân.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo