Lầm lũi làm việc, xin tăng ca cả ngày cuối tuần là cách để chị Tr.T.S (quê huyện Thốt Nốt - Cần Thơ) quên đi quá khứ đau buồn.
“Chồng tôi răng đã rụng hết…”
Hơn một năm chờ đợi và liên lạc với chồng không được, chị S. mới biết đã bị lừa. “Xấu hổ lắm, hàng xóm nói tôi ham giàu nên mới ra nông nỗi. Lúc đó, tôi không dám ra đường, nhiều khi định tự tử nhưng cha mẹ can ngăn. Thời gian sau, tôi lên TPHCM rồi đến Bình Dương cố gắng làm việc để gửi tiền về quê cho cha mẹ” - chị S. không giấu được nỗi buồn.
Cũng qua môi giới, năm 20 tuổi, chị V.N.Th (quê huyện Thốt Nốt) lấy một người chồng Đài Loan lớn hơn cả chục tuổi. Qua Đài Loan, chồng làm thợ cắt kính, lương thấp lại phải nuôi cả gia đình nên đôi khi muốn mua thứ gì, chị Th. cũng không dám xin chồng. Khi có với nhau một đứa con, cuộc sống càng khó khăn, chị phải đi làm công nhân may để có tiền mua sữa nuôi con. Gần 5 năm lấy chồng, chị Th. không gửi được cho cha mẹ đồng nào. Buồn, thất vọng, chị xin về quê thăm cha mẹ và ở lại luôn.
Bị bạo hành tình dục
Những ngày qua, bà Nguyễn Thị Ngọc Dung (ngụ phường Thới Bình, quận Ninh Kiều - Cần Thơ) như ngồi trên lửa bởi thông tin về đứa cháu ngoại vẫn “bặt vô âm tín”. Bà cho biết trước đó, đã gửi đơn lên Bộ Ngoại giao, Hội LHPN TP Cần Thơ phản ánh và nhờ cứu giúp vì cháu ngoại của bà là N.T.D.P (23 tuổi) bị người chồng người Trung Quốc hành hạ tàn nhẫn.
Theo bà Dung, tháng 7-2011, qua sự giới thiệu của một người quen, bà đã đưa P. lên TPHCM gả cho một người đàn ông Trung Quốc tên Dong Ji Wu (32 tuổi). Tuy nhiên, khi sang Trung Quốc, P. bị chồng giấu giấy tờ, không cho gọi điện về Việt Nam. Khoảng một năm sau, một người quen sống gần nhà chồng P. cho bà Dung biết cháu bà bị chồng ngược đãi, hành hạ. “Nhiều lần cháu tôi có ý định bỏ trốn về Việt Nam nhưng bị chồng phát hiện và đánh đập rất tàn nhẫn” - bà Dung chua xót.
Tủi phận nơi xứ người Ng.T.Tr (ngụ TPHCM), người từng có chồng Đài Loan và ly hôn sau 2 năm chung sống, cho biết những cô gái lấy chồng qua mai mối thường được vẽ ra viễn cảnh tốt đẹp ở xứ người. Thế nhưng, chẳng may cuộc hôn nhân đổ vỡ, không nghề nghiệp, nhà chồng bắt con, tòa tuyên ly hôn buổi sáng - buổi chiều họ bị tống ra khỏi nhà, xem như trắng tay. “Nhiều cô sợ về Việt Nam sẽ bị hàng xóm chê cười nên bằng mọi cách để ở lại. Có người tiếp tục kết hôn với người nước ngoài, đi hợp tác lao động, làm tiếp viên, thậm chí làm gái tại các quán bar” - Tr. kể. |
Kỳ tới: Mỏi mòn chờ ly hôn
Bình luận (0)