xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ đề nghị thôi chức Chủ tịch Bình Phước: Tiền tỉ “bốc hơi”

Bài và ảnh: TÂN TIẾN

Không chỉ bán rẻ 6.275 m2 đất “vàng” cho cá nhân, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước còn “phù phép” khi đấu giá 323 ha cao su, gây thất thoát ngân sách hàng chục tỉ đồng

Tháng 3-2008, UBND tỉnh Bình Phước lập Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư, nâng cấp, mở rộng đường từ ngã ba Lộc Tấn đến trung tâm huyện Bù Đốp và khai hoang, trồng mới 1.000 ha cây cao su do ông Trương Tấn Thiệu, chủ tịch UBND tỉnh, làm trưởng ban; một phó chủ tịch tỉnh làm phó ban thường trực. Ban chỉ đạo có trách nhiệm triển khai thực hiện dự án trồng 1.000 ha cao su trên diện tích đất rừng chuyển đổi theo quy hoạch 3 loại rừng để tạo vốn thực hiện dự án.

img

323 ha cao su được UBND tỉnh Bình Phước bán với giá rẻ, nay buộc phải thu hồi

Thất thoát hàng chục tỉ đồng

Tháng 5-2010, UBND tỉnh Bình Phước lập hội đồng định giá bán đất cao su để lấy tiền đầu tư dự án mở rộng đường Lộc Tấn, Chủ tịch  Hội đồng Định giá là phó giám đốc Sở Tài chính, 2 phó chủ tịch gồm phó giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư và chủ tịch UBND huyện Bù Đốp.

Sau đó, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước giao Sở Tài chính phối hợp Sở Tư pháp, Sở NN-PTNT, Sở Tài nguyên - Môi trường chọn một trong số các lô cao su (trong tổng diện tích 323 ha) thí điểm bán đấu giá công khai theo phương án giao đất có thu tiền sử dụng đất để làm cơ sở xác định giá của các lô còn lại.
Tháng 8-2010, UBND tỉnh phê duyệt giá khởi điểm của 3 lô cao su (diện tích 31,3 ha) trên là 11,046 tỉ đồng (bình quân 353 triệu đồng/ha), giao Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh, Sở Tài chính tổ chức bán đấu giá.
Sau 2 lần thông báo vẫn không có ai đăng ký đấu giá. Tháng 10-2010, UBND tỉnh đã ra quyết định giảm 30% giá khởi điểm xuống còn 8,261 tỉ đồng (trung bình 264 triệu đồng/ha). Tuy nhiên đến tháng 12-2010, UBND tỉnh quyết định bán thẳng 3 lô cao su thí điểm, sau đó bán hết 292 ha cao su còn lại cho một cá nhân.
Việc giảm 30% giá đất, UBND tỉnh không xin ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước, gây thất thu ngân sách khoảng 25 tỉ đồng. Bởi theo các chủ vườn cao su tại tỉnh Bình Phước, thời điểm cuối năm 2010, giá 1 ha cao su 2 năm tuổi ngoài thị trường từ 450-550 triệu đồng (nếu mua khoảng 10-20 ha). Còn 323 ha cao su là tài sản Nhà nước được bán với giá chỉ 264 triệu đồng/ha.

Thu hồi toàn bộ

Dư luận đặt vấn đề có hay không việc thông thầu, bán thẳng 292 ha cao su cho một cá nhân với giá chỉ 264 triệu đồng/ha? Qua làm việc, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bình Phước cho rằng khi ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá với Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản, Sở Tài chính chưa theo dõi chặt chẽ việc tổ chức bán đấu giá dẫn đến trung tâm tự ý rút ngắn thời hạn thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại địa phương mà không báo cáo với Sở Tài chính.
Đại diện Sở Tài chính giám sát việc bán đấu giá nhưng chưa thực hiện kiểm tra kỹ hồ sơ tổ chức bán đấu giá nên không phát hiện thời hạn từ khi thông báo công khai đến ngày tổ chức bán đấu giá không đủ 30 ngày theo quy định nhưng không có ý kiến chấn chỉnh. Thường trực UBND tỉnh cũng có thiếu sót là dựa trên sự tham mưu của Sở Tài chính để phê duyệt mà không kiểm tra.

Từ nhận định trên, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bình Phước thống nhất giao UBND tỉnh chỉ đạo tổ xử lý khắc phục hậu quả, thu hồi quyết định phê duyệt kết quả đấu giá và quyết định bán thẳng. Đối với 31,3 ha cao su bán thí điểm, thỏa thuận trả lại tiền gốc cho người mua, sau đó đàm phán thỏa thuận các chi phí đầu tư vào vườn cây sau khi tiếp nhận, gồm chi phí chăm sóc, lãi ngân hàng.

Đối với 292 ha cao su bán thẳng, thỏa thuận trả tiền gốc và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho người mua (thỏa thuận chi phí chăm sóc, lãi). Các chi phí hợp lý thì đàm phán để thống nhất cho phù hợp. Đồng thời chuyển công an tỉnh làm rõ nguồn gốc số tiền mà người trúng đấu giá đã chi trả để có hướng thỏa thuận lãi suất cho phù hợp. Về nguồn vốn chi trả các chi phí phát sinh không hợp lý thì tổ chức, cá nhân nào sai phạm tự chịu trách nhiệm chi trả.

Ai đã mua tài sản Nhà nước giá “bèo”?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, người mua 3 lô cao su (31,1 ha) bán đấu giá thí điểm gồm các ông: Nguyễn Sỹ Thụy, Võ Hữu Phúc và Nguyễn Bá Tòng. Trong đó, ông Phúc là thành viên trong hội đồng định giá tài sản được bán đấu giá. Điều đáng nói là khi hội đồng đấu giá tổ chức bán đấu giá, ông Phúc đăng ký tham gia nhưng vẫn được UBND tỉnh ra quyết định bán cho lô cao su với giá rẻ “bèo”. Giải trình với đoàn kiểm tra của Trung ương, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bình Phước cho rằng trách nhiệm trên thuộc Sở Tài chính và Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản vì không rà soát hồ sơ dẫn đến không phát hiện ông Phúc là người tham gia định giá tài sản, là vi phạm Nghị định 17/2010/NĐ-CP.

Riêng người mua 292 ha cao su còn lại, hiện cơ quan công an đang truy tìm nguồn gốc số tiền để có hướng xử lý.
Y.Thanh
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo