Trong quá trình làm việc tại UBND xã Đắk Ruồng, chiến sĩ Hà đã dùng tay tát vào phần đầu đang được đội mũ bảo hiểm của Vinh hai cái và đấm vào bụng Vinh một cái.
Về việc Đình bị thương nhưng không được cho đi cấp cứu là do thương tích lúc này của Đình được xác định là do rách môi trên đã được cầm máu, vùng mũi bị thương do tác động của vật cứng nên không ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng, sau khi viết bản tự khai xong được đưa đi cấp cứu là hoàn toàn “hợp lý và đúng quy định của pháp luật”.
Việc Đình và Phạm Quang Vinh (bạn Đình) không được gọi điện về nhà là do không tạm giữ hành chính, thời điểm làm việc Đình đã trên 18 tuổi và Vinh đã 17 tuổi, không thông báo về cho gia đình cũng là đúng quy định của pháp luật.
Công an huyện này cho rằng không có cơ sở chứng minh việc Minh mất dây chuyền trong quá trình làm việc với tổ tuần tra.
Ông Vũ Văn Lập (cha của Đình) không đồng tình với kết luận của Cơ quan Công an huyện Kon Rẫy và cho biết sẽ làm đơn kiến nghị gửi các cấp cao hơn. “Làm gì có chuyện bị va vào rồi con tôi dập sống mũi. Nó bị thương máu chảy ròng mà vẫn bắt ngồi viết bản tự khai là điều không thể chấp nhận”- ông Lập bức xúc.
Đình khi được điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa Kon Tum
Trước đó, Báo Người Lao Động đã thông tin, chiều ngày 8-5, Đình không đội mũ bảo hiểm chở Vinh, có đội mũ đang trên đường đi học về đến khu vực thôn 1, xã Tân Lập thì gặp bạn nên quay đầu xe lại. Khi đó có 3 xe công an chạy cùng chiều, khi Bình vượt qua xe thứ nhất đến xe thứ hai thì bị một vật cứng đập mạnh vào vùng mặt. Em Vinh xác nhận nhìn thấy chiến sĩ công an ngồi phía sau vụt mạnh gậy ba trắc vào vùng mặt làm Đình bị thương.
Sau đó cả hai được đưa về trụ sở UBND xã Đắk Ruồng làm việc. Tối cùng ngày Đình nhập viện do bị sập quai hàm, gãy răng, rách môi…
Bình luận (0)