icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ săn trộm hai con bò tót ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (tỉnh Đắk Lắk): Khởi tố vụ án chậm, ai chịu trách nhiệm?

Nhóm PV Thời sự

TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG.- Ngay từ đầu, vụ việc đã không được xử lý kiên quyết, bị “đá” đi lòng vòng do thiếu ý thức trách nhiệm của các cơ quan chức năng hay vì lý do nào khác?

Công văn mới nhất, số 12/TB-UB của UBND tỉnh Đắk Lắk (do Phó Chủ tịch Lê Văn Quyết ký) gửi các cơ quan chức năng có liên quan trong tỉnh về việc điều tra, xử lý vụ săn bắn động vật rừng hoang dã quý hiếm thuộc nhóm 1B bị Hạt Kiểm lâm Ea Sô bắt quả tang vào rạng sáng 28-1 có nêu: “Vừa qua, các cơ quan chức năng thụ lý vụ án đã chưa ý thức đầy đủ, chưa làm tròn trách nhiệm, còn thiếu sót”. Những đơn vị nào phải chịu trách nhiệm vì đã làm chậm việc khởi tố vụ án? Chúng tôi xin quay trở lại tiến trình của vụ việc để bạn đọc rộng đường dư luận.

“Trái banh” trách nhiệm bị “đá” lòng vòng

Lúc 20 giờ ngày 28-1, Hạt Kiểm lâm Ea Sô đã bàn giao xong toàn bộ hồ sơ vụ án, tang vật vụ án và 3 đối tượng vi phạm (gồm Phạm Việt Dũng, Nguyễn Văn Hòa và Ngô Thanh Tuấn) cho Công an huyện Ea Kar. Sau khi nhận bàn giao, Công an huyện Ea Kar đã tiến hành lập biên bản lấy lời khai của các đối tượng, đã thấy được tính chất phức tạp, nghiêm trọng của vụ án, song lại bàn giao ngay cho cơ quan điều tra của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh trong khi chưa xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh và ý kiến của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh. Cơ quan điều tra hình sự thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh sau khi tiếp nhận vụ án từ cơ quan công an đã để tồn đọng hơn 15 ngày mà không khởi tố vụ án, lại còn thả các đối tượng vi phạm, không báo cáo Tỉnh ủy và UBND tỉnh. Thậm chí, dù đã nhận được công văn khẩn số 279/CV-UB ký ngày 12-2 của UBND tỉnh chỉ đạo phối hợp cùng Công an tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh để khởi tố vụ án vì đã hội đủ các điều kiện (bắt quả tang), nhưng vào ngày 15-2, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã không thực hiện đúng yêu cầu này, tự ý bàn giao hồ sơ vụ việc và các tang chứng, vật chứng khác cho Cơ quan Điều tra Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phía Nam (tại TPHCM) mà không hề thông qua ý kiến của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

Rõ ràng, ngay từ đầu, vụ việc không được xử lý kiên quyết, bị “đá” đi lòng vòng, không theo đúng trình tự đã cho thấy sự lúng túng và thiếu ý thức trách nhiệm của các cơ quan chức năng có liên quan. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân cơ bản khiến việc khởi tố vụ án bị chậm trễ.

Rắc rối trong việc giám định

Theo các nhà chuyên môn, việc giám định động vật rừng hiện nay dựa theo hai cách phổ biến là phân tích ADN và so sánh-đối chiếu trực quan, trong đó phương pháp phân tích ADN thuyết phục hơn vì có cơ sở khoa học, nhưng ở Đắk Lắk hiện không có trang thiết bị để giám định theo cách này. Chúng tôi cũng đã tìm kỹ trong cuốn Sách Đỏ Việt Nam do NXB Khoa học và Kỹ thuật ấn hành năm 2000, phần động vật do GS-TS Đặng Huy Huỳnh phụ trách chỉ có một tấm ảnh về bò Bos Gaurus, nhưng ảnh này được ông Phạm Trọng Ảnh chụp lại từ áp-phích ảnh động vật ở tận... Malaysia. Điều này cho thấy việc đưa ra kết luận giám định chủng loại động vật rừng quý hiếm theo phương pháp trực quan chắc chắn có nhiều bất cập. Trong số 2 đầu, 2 đuôi và 8 chân của hai con bò được giữ lại trong vụ săn trộm 2 con bò tót vào ngày 28-1, cho đến thời điểm này chỉ còn lại 2 đầu (phần xương). Có khả năng việc giám định 2 con bò còn gặp nhiều rắc rối !

Kết luận “bò rừng” là không thuyết phục!

Trong một diễn biến khác, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành công văn số 335/CV-UB ngày 19-2 gửi Sở NN và PTNT, Sở KHCN & MT cùng Chi cục Kiểm lâm tỉnh yêu cầu các cơ quan này phối hợp xác minh lại hai con bò đã bị bắn chết là bò rừng (Bos Banteng) hay bò tót (Bos Gaurus), nếu gặp khó khăn thì mời chuyên gia của các viện nghiên cứu Trung ương tham gia. Tuy nhiên, ngày 21-2, Chi cục Kiểm lâm lại ban hành công văn số 137/CV-KL, trong đó kết luận: “Hai con bò bị bắn chết trong vụ này là bò rừng (Bos Banteng)” và gửi các cơ quan báo, đài, yêu cầu đính chính, sử dụng đúng tên gọi của chúng. Theo nhận định của chúng tôi, kết luận nêu trên của Chi cục Kiểm lâm là thiếu cơ sở và không thuyết phục, bởi vì: Thứ nhất, đây là kết luận đơn phương của Chi cục Kiểm lâm, đã không tuân thủ ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh phối hợp cùng các sở để lập hội đồng giám định nhằm có kết quả đúng nhất. Thứ hai, kết luận này chỉ dựa theo biên bản giám định tang vật của vụ việc trong ngày 28-1, lúc đó có đại diện của các đơn vị: Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Chi cục Thú y tỉnh, Hạt Kiểm lâm Ea Sô, Hạt Kiểm lâm huyện Ea Kar, Trạm Thú y huyện Ea Kar... và phương pháp giám định khá đơn giản, chỉ so sánh, đối chiếu trực quan sơ sài. Thêm nữa, theo điều tra riêng của chúng tôi, với sự tham gia của Phòng Tài chính huyện Ea Kar, nội dung làm việc chính của “hội đồng” trên vào chiều 28-1 là bán đấu giá hơn 500 kg thịt của hai con bò!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo