Theo TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, liên kết vùng với sự tham gia của 4 nhà (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông) là đề án do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cùng Trường ĐH Cần Thơ, Viện Lúa ĐBSCL, Viện Cây ăn quả miền Nam phối hợp với các bộ - ngành liên quan đề xuất gồm 5 dự án xoay quanh 3 mặt hàng: lúa gạo, trái cây, thủy sản. Dù đã đề xuất cách đây 3 năm nhưng đến nay, đề án này vẫn giẫm chân tại chỗ.
Thiếu hợp tác
Nhờ chính sách tốt, tỉnh Đồng Tháp bật lên, vào nhóm đầu ĐBSCL về thu hút đầu tư.
Trong ảnh: KCN Sa Đéc đã lấp đầy 100% diện tích. Ảnh: Thốt Nốt
“Cái khó hiện nay là vì không có ai đặt hàng nên hầu hết nông hộ sản xuất nhỏ thích trồng gì thì trồng, do vậy thường rơi vào cảnh trúng mùa, rớt giá. Ngành nông nghiệp thấy được điều đó nên vừa qua đã đưa ra mô hình “cánh đồng mẫu lớn”: Trên một cánh đồng chỉ trồng một loại giống hoặc một nhóm giống cùng đặc tính theo tiêu chuẩn VietGAP, giúp nông dân giảm chi phí, tăng thu nhập” - TS Lê Văn Bảnh phân tích.
Tự lo
Chưa liên kết vùng được, các tỉnh, thành có cách làm riêng để phát triển kinh tế - xã hội địa phương, trong đó chú trọng thu hút đầu tư và phát triển nguồn nhân lực.
Đồng Tháp là điển hình trong nỗ lực tìm cách vươn lên. Từ một tỉnh thuần nông, sau hơn 10 năm phấn đấu, Đồng Tháp nay đã thu hút một lượng lớn doanh nghiệp đầu tư vào các cụm - khu công nghiệp và vươn lên đứng tốp đầu trong cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI - năm 2010). Đến nay, Đồng Tháp đã có trên 120 doanh nghiệp đang ăn nên làm ra tại 3 KCN trọng điểm của tỉnh là Sa Đéc (thị xã Sa Đéc), Trần Quốc Toản (TP Cao Lãnh) và Sông Hậu (huyện Lai Vung). Tổng thu ngân sách toàn tỉnh năm 2011 đạt trên 12.000 tỉ đồng.
Ngoài ra, nhờ hệ thống đào tạo, liên kết đào tạo trong và ngoài tỉnh, Đồng Tháp có nguồn lực lao động khá dồi dào, đa phần là lao động trẻ, được dạy nghề theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp.
Cũng theo ông Nguyễn Tôn Hoàng, trong năm 2011, đã có nhiều doanh nghiệp ở Đồng Tháp đạt lợi nhuận từ 100 tỉ đồng đến 300 tỉ đồng và mức này tiếp tục tăng trưởng. Các KCN của tỉnh đã giải quyết việc làm cho hơn 15.000 lao động. Nhờ đó, thu nhập công nhân bình quân 3 triệu đồng đến 9 triệu đồng/tháng. Năm nay, nhiều lao động ly hương đã quay về tìm việc làm trên chính quê mình.
Tỉnh Hậu Giang cũng đầu tư mạnh cho nguồn nhân lực. Theo ông Trần Thành Lập, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, tỉnh đã đưa nhiều cán bộ ngành giáo dục, y tế, kỹ sư phát triển nông thôn đi học tập và có hỗ trợ chi phí; đến nay đã có 516 thạc sĩ và 5 tiến sĩ được đào tạo từ chương trình này. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi khi về tỉnh công tác sẽ được cho hưởng nguyên lương, không ăn lương tập sự.
Còn ở Cà Mau, theo ông Phạm Thành Tươi, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn của tỉnh sẽ tập trung vào lĩnh vực kinh tế biển, khai thác dầu khí, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản xuất khẩu, du lịch sinh thái, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa…
Mục tiêu GDP 10 năm tới đạt 12%-13% Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển vùng ĐBSCL giai đoạn 2011-2020 xác định tiếp tục xây dựng ĐBSCL là vùng trọng điểm nông nghiệp, thủy sản, là một trong những trung tâm năng lượng cả nước.
Trên cơ sở đó, tập trung xây dựng vùng phát triển năng động về kinh tế, các mặt văn hóa - xã hội tiến kịp mặt bằng chung cả nước. Phấn đấu đưa GDP bình quân trong 10 năm tới ở ĐBSCL từ 12%-13%; thu nhập bình quân đầu người phấn đấu đến năm 2015 đạt khoảng 50 triệu đồng và đạt 70 triệu đồng vào năm 2020. |
Bình luận (0)