xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vui hơn nhờ lộc trời

KHA MIÊN - VĂN DUẨN

Đối với những người nhặt ve chai lâu năm, việc tìm thấy tiền, vàng, đồ quý... trong phế liệu là chuyện thường xảy ra

Chuyện chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (35 tuổi, quê tỉnh Quảng Ngãi) đi mua ve chai trúng 5 triệu yen Nhật trong một chiếc hộp phế liệu gây xôn xao dư luận suốt mấy tuần qua. Theo những người thu mua ve chai, họ thường xuyên trúng “lộc trời” và xem đó là một chút an ủi cho những tháng ngày gian khó của mình.

Gặp hên

Bà Đặng Thị Đều (45 tuổi, quê tỉnh Quảng Ngãi) vào TP HCM ở trọ để đi thu gom ve chai. Bà cho biết công việc này cũng rất bấp bênh, không phải hôm nào cũng may mắn nhặt hoặc thu mua được nhiều ve chai. Ngày nhiều được chừng 150.000 là cao lắm, ngày ít thì cũng có 50.000-70.000 đồng. Tuy nhiên, cũng có nhiều người gặp hên.

“Tụi tôi đi mua ve chai, nếu là sách vở, giấy tờ thì thường sẽ lật giở từng trang vì nhiều khi có tiền trong đó. Chuyện này xảy ra thường xuyên lắm…” - bà Đều nói.

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Gái (44 tuổi, quê tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho hay không ít người mua ve chai đã bị lừa đau đớn. “Hồi trước, lúc còn ở Huế, có mấy bà bạn của bà được gia chủ mời mua đồ cổ. Thường thì lúc ấy, gia chủ giới thiệu ngọt lắm, nói là vì gia đình khó khăn mới bán rẻ. Người bạn bà tin nên mua một cặp đèn cổ mấy trăm ngàn đồng. Ai dè, đem đi bán, chủ vựa nói không phải đèn cổ gì cả, trả có vài chục ngàn” - bà Gái kể.

Nhặt được 11 cây vàng trong bãi rác

Nhớ về vận may từ nghề ve chai, nhiều người nhặt phế liệu ở bãi rác Nam Sơn, huyện Sóc Sơn (khu xử lý rác thải lớn nhất TP Hà Nội) vẫn truyền tai nhau câu chuyện về bà Ngô Thị Ngà (ngụ xóm Trại, thôn Đô Tân, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn). Bà Ngà nổi tiếng bởi hồi gần Tết năm 2009, bà đã nhặt được 11 cây vàng trong lúc lượm ve chai ở bãi rác này.

Trong căn nhà nằm sâu hun hút ở xóm Trại, người chồng phải gọi mãi, bà Ngà mới tỉnh giấc sau một đêm nhọc nhằn đi bới rác. Bà Ngà kể mình đã mưu sinh ở bãi rác này từ năm 1999, khi mới 18 tuổi. Lúc đó, người dân chỉ được bới rác theo ca, ban ngày thì làm từ 12 giờ đến 17 giờ. Bãi rác có cả ngàn người từ các nơi đổ về mưu sinh, đông đến mức có cả những quán bán nước chè, bánh trái để phục vụ.

Bà Nguyễn Thị Gái ngồi nghỉ mát trên đường Nhất Chi Mai, quận Tân Bình, TP HCM Ảnh: KHA MIÊN
Bà Nguyễn Thị Gái ngồi nghỉ mát trên đường Nhất Chi Mai, quận Tân Bình, TP HCM Ảnh: KHA MIÊN

Khoảng tháng 1-2009, chỉ còn 5 hôm nữa là đến Tết Nguyên đán, bà Ngà cùng vài trăm người dân nghèo trong vùng đến bãi rác Nam Sơn để bới rác. Gần 4 giờ, khi đang bới ở rìa bên phải, bà Ngà bắt gặp một túi bóng màu xanh, mở ra xem thì bên trong có một túi bóng nhỏ hơn và nhiều giẻ rách. Theo thói quen nghề nghiệp, bà Ngà liền xé túi bóng thì bỗng thấy một dây dài gồm 10 miếng màu vàng và một miếng lẻ được bọc cẩn thận rơi ra. Dưới ánh đèn pin, bà Ngà nhặt lên, lau sạch bùn đất, thấy có dòng chữ SJC 9999. Bà bủn rủn hết cả chân tay, tim đập thình thịch vì hồi hộp, sung sướng. Để mọi người không nghi ngờ, bà Ngà tiếp tục công việc cho đến 6 giờ mới về.

Bà Ngô Thị Ngà từng nhặt được 11 cây vàng SJC khi đang bới rác ở huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội Ảnh: VĂN DUẨN
Bà Ngô Thị Ngà từng nhặt được 11 cây vàng SJC khi đang bới rác ở huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội Ảnh: VĂN DUẨN

“Tôi chẳng thể nào quên được giây phút ấy dù đã 5 năm trôi qua. Run lắm, suýt chút nữa thì ngất” - bà Ngà nhớ lại.

Tin bà Ngà nhặt được vàng ở bãi rác Nam Sơn lan nhanh hơn cả điện. Sáng ấy, về đến nhà không bao lâu thì người dân, họ hàng kéo đến chật cả sân để hỏi thăm và chúc mừng. Sau khi làm mâm cỗ thết đãi họ hàng, làng xóm, vợ chồng bà Ngà đi xuống phố Nỉ, huyện Sóc Sơn bán 11 cây vàng.

“Tôi nhớ khi ấy bán vàng với giá 27 triệu đồng/cây. Hai vợ chồng cầm 297 triệu đồng trong tay mà không tin vào mắt mình nữa bởi trước đây có bao giờ trong nhà có quá 10 triệu đồng đâu” - bà Ngà tươi cười nói.

Dù bỗng dưng có trong tay số tiền lớn, có thể thay đổi cuộc đời của vợ chồng nghèo nhưng với bản tính chịu thương chịu khó, cuộc sống bà vẫn không có nhiều thay đổi. Bà Ngà bảo rằng khi ấy nhiều người cũng khuyên nên xây cái nhà cho đàng hoàng hay ra thị trấn mua mảnh đất để ở. “Nhưng mình làm nông, nhà đẹp để làm gì đâu, ăn nhiều chứ ở có bao nhiêu. Còn mua đất thì chúng tôi cũng chẳng tỏ tường, không khéo lại mất toi tiền”.

Ngôi nhà cấp bốn rộng 4 gian làm từ năm 2004 vẫn chưa sửa sang gì. Trong nhà cũng không có đồ vật gì đáng giá. Bây giờ, hằng ngày, từ 3-6 giờ, bà Ngà vẫn lầm lũi đến bãi rác Nam Sơn nhặt ve chai; chồng bà vẫn ngày ngày đi làm thợ hồ để kiếm sống, nuôi 3 con nhỏ.

“Tiền bán vàng, tụi tôi chỉ dám chi để sửa cái sân phơi thóc và trả một ít nợ. Còn bao nhiêu tôi gửi hết vào ngân hàng để dành nuôi các con học hành sau này và phòng khi có việc, chứ chẳng dám hoang phí đồng nào” - bà Ngà cho biết.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 7-4

Kỳ tới: Mò ve chai, gặp vũ khí

“Trúng mánh”

Bà Ngà cho biết ở bãi rác Nam Sơn, nhiều người gom phế liệu nhặt được tiền. Cách đây 1 tháng, bà Phương Nụ ở thôn Lai Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn nhặt được 9 triệu đồng. Còn năm 2013, bà Ngô Thị Loan - chị gái của bà Ngà - đi bới rác nhặt được 8 triệu đồng. Riêng bà Ngà, ngoài lần được 11 cây vàng, bà thường xuyên “trúng lộc” dăm chục, một trăm ngàn đồng, thậm chí cả tiền đô. Vào tháng 6-2011, bà lượm được một chiếc ví ở bãi rác, bên trong có 5 triệu đồng và 200 USD; rồi tháng 10-2013, bà lại “trúng” hơn 3 triệu đồng trong một chiếc cặp cũ.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo