xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vùng đất không trộm cắp

Theo Đất Mũi (SGGP)

Ông Mã Công Toại, Trưởng Công an xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau cho biết “15 năm làm công an, tôi chưa bao giờ nghe Xóm Mũi có ăn trộm”. Người dân xóm này không ai phải nhọc công gìn giữ của cải...

Những người lớn tuổi ở vùng đất này kể lại, ngày xưa, thời khai hoang mở đất, sự giàu có của tôm cá, sản vật của rừng biển đã hình thành tính cách phóng khoáng của người dân nơi đây. Từ nam, phụ, lão, ấu chỉ cần bước ra khỏi nhà, xuống mé biển hay vô rừng là tìm được cái ăn. Mọi người coi tài sản thường lắm, nên hiển nhiên không ai có lòng tham. Trải qua 2 thế kỷ, tính không tham của cải người khác đã trở thành một nếp văn hóa của vùng đất cuối cùng phương Nam này.

Mái nhà chung

Dạo một vòng quanh Xóm Mũi (thuộc ấp Mũi, xã Đất Mũi) tôi có cảm giác như gần 300 nóc gia nơi đây chỉ là một mái nhà. Mái nhà của mọi người và của khách thập phương. Lúc bước vào nhà của bác Năm Uống, tôi cứ ngập ngừng ngoài sân vì thấy bầy chó to nằm trước cửa.

Bác Năm cười với tôi, bảo: “Thấy cái vó là biết tụi bây từ nơi khác mới đến. Chứ người ở vùng này, đến nhà là đi thẳng ra sau”. Theo lời bác Năm tôi đi thẳng ra sau nhà. Đi ngang đàn chó, chân tôi run lên vì sợ. Nhưng kỳ thực, lũ chó đứng dậy ngoắt đuôi rồi lại nằm xuống, như mừng người thân. Bác Năm bảo rằng chó ở xứ này không biết giữ nhà, nhưng săn rắn hổ, chồn đèn thì tài lắm.

Bác Năm nói về chuyện chó không biết giữ nhà: “Đó là do bác dạy chúng. Mà người dân ở đây ai cũng phải dạy như vậy. Người dân ở đây ghét chó sủa người lắm. Hồi nào tới giờ vậy”.

Bác kể rằng, hồi xưa, thời mới có vài nóc gia đến vùng đất này khai khẩn, lập nghiệp, vùng này còn nhiều cọp. Mọi người phải đoàn kết với nhau để chống chọi với cọp, với sự khắt nghiệt của thiên tai, của bệnh tật. Dù không có một luật định, một giao kèo nào, nhưng cứ tối đến là mọi người tập trung lại một gia đình nào đó trong xóm để đốt lửa, trò chuyện. Làm như vậy có hai mục đích là cho đỡ buồn ở cái chốn rừng biển hoang vu này, đồng thời còn xua được thú dữ bởi lửa và sự đông người. Và nhà nào được bà con đến thường thì nhà đó được xem là có uy tín với lối xóm.

Người dân có thể qua lại nhà hàng xóm bất cứ lúc nào, đói bụng có thể vào nhà bếp tìm cơm nguội ăn cho đỡ đói. Ông Sáu Mốt, Trưởng ấp Mũi tự hào: “Cái sướng của xứ này là mọi người sống vì cái tình, cái nghĩa. Của cải cũng quan trọng nhưng nó được xếp hàng thứ 2. Đến bây giờ cũng vậy, được khách đến dùng cơm với gia đình là bà con mừng lắm. Những ai cả gan vào bếp lục cơm ăn càng được quý, vì như vậy mới thể hiện được cái lòng thành thật, gần gũi với mọi người. Bà con sẽ quý như ruột thịt trong nhà!”.

Có thể vì vậy mà nhà của dân cư nơi đây ít thấy làm cửa, dù trong đó rất nhiều gia đình có tài sản như xe gắn máy, ti vi, tủ lạnh… Ông Nguyễn Việt Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Đất Mũi cho biết: “Tỷ lệ nhà không cửa trong toàn xã là 40%. Riêng Xóm Mũi còn giữ lại đến trên 90%”.

Văn hóa không tham lam

Để kể về quá trình lịch sử đã hình thành nên nét văn hóa không trộm cắp ở xứ sở này, ông Sáu Mốt pha bình trà nóng trước khi bắt đầu câu chuyện. Gió ngoài biển thốc vào lồng lộng, mát lạnh thịt da dù đang buổi trưa hè nắng cháy. Các “lão làng” hứng thú và tự hào về câu chuyện không trộm xứ mình.

Ông Mã Công Toại, Trưởng công an xã cho biết: “Hiện xã đã tổ chức được 76 lực lượng dân phòng, 140 tổ tự quản với 263 thành viên và 15 ban bảo vệ thôn xóm với 105 thành viên. Xã đã quyết tâm gìn giữ bằng được cho quê hương này một vùng đất không có trộm cắp – một nét văn hóa được hình thành ngót 2 thế kỷ qua!”.

Theo một số tài liệu mà chú Sáu Mốt cùng với các đoàn nghiên cứu lịch sử vùng đất này từng nghiên cứu, Xóm Mũi xuất hiện cách đây 2 thế kỷ - là xóm dân cư đầu tiên của xã Đất Mũi. Ban đầu, xóm có 9 hộ gia đình, là những người từ thập phương đổ về. Họ đến dựng nhà, mò cua, bắt ốc sinh sống, sau đó tiến dần ra biển đóng đáy bắt cá tôm.

“Thời đó vùng này cọp nhiều lắm, muỗi, bù mắt dày như cám vãi. Thêm cảnh không thuốc, không thầy mỗi khi bệnh tật nên mọi người phải đoàn kết với nhau chống chọi với những khắc nghiệt của thiên nhiên. 9 nhà như một nhà, thương nhau như cùng máu thịt. Cá tôm nhiều vô số kể, một người chịu làm nuôi được cả chục người. Nên tuyệt nhiên nơi đây không có chuyện trộm cắp”.

Ông Nguyễn Văn Đước, Chủ tịch Mặt trận xã Đất Mũi, nói thêm: “Đến bây giờ tôi thỉnh thoáng lại thèm sống lại những ngày lái thuyền bườm ra biển đóng đáy. Khí thế lắm, vì phải đi theo nước, theo gió, nên hễ đi là cả xóm cùng đi. Con trai thời đó hăng say lao động, vì chỉ khi giỏi giang phụ nữ mới thích, mới ưng. Con gái cũng vậy, nỗ lực tảo tần, tháo vát để tìm người ở rể cho cha mẹ đỡ nhọc nhằn”.

Ông Sáu Mốt nói tiếp: “Mọi người ghét cay, ghét đắng lòng tham và kẻ trộm. Nhờ vậy mà chính quyền chúng tôi gặp rất nhiều thuận lợi trong việc giữ gìn nét văn hóa không trộm của xứ này”. Với sự phát triển mạnh của hệ thống phương tiện giao thông như hiện nay, Đất Mũi đang chuyển dần sang đô thị, liệu Xóm Mũi có còn giữ được nét văn hóa độc đáo này không?

Ông Sáu Mốt trầm ngâm. Một lúc lâu ông nói: “Mấy năm gần đây, du lịch sinh thái phát triển tới vùng này, tình hình có chút phức tạp. Thể hiện là những khu dân cư quanh đây đã từng xuất hiện những vụ trộm và mất trộm. Chúng tôi đang hết sức lo lắng”. Và được biết, chủ trương của xã là quyết liệt bảo vệ nét văn hóa vùng đất không trộm độc đáo này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo