xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Vùng lõm” anh hùng

HỒNG NHUNG

Quật cường trong kháng chiến chống Mỹ, có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP HCM sau ngày thống nhất đất nước, phường 3 (quận 3, TP HCM) - trung tâm khu Bàn Cờ cũ - xứng danh là đơn vị anh hùng

Bàn Cờ (quận 3, TP HCM) cách đây nửa thế kỷ là khu dân cư lao động nghèo, xung quanh là các cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn. Nhờ vị trí đặc biệt và tấm lòng một mực kiên trung, tin tưởng cách mạng của người dân mà Bàn Cờ đã trở thành “vùng lõm” chính trị của phong trào đấu tranh ở Sài Gòn trong kháng chiến chống Mỹ.

Thế trận lòng dân

Gần nửa thế kỷ trôi qua, hơn 200 bà mẹ Bàn Cờ nay chỉ vài người còn sống. Bà Trần Thị Ngọc Sương (ngụ phường 3, quận 3) - người được các thế hệ gọi bằng cái tên trìu mến “mẹ Bàn Cờ”, yếu nhân của các phong trào đấu tranh ở Bàn Cờ những năm chống Mỹ - nay đã 83 tuổi, vừa bị tai biến nên sức khỏe không còn như trước.

Bà Trần Thị Ngọc Sương và ông Nguyễn Trọng Xuất cùng con gái. (Ảnh do gia đình ông Nguyễn Trọng Xuất cung cấp)
Bà Trần Thị Ngọc Sương và ông Nguyễn Trọng Xuất cùng con gái. (Ảnh do gia đình ông Nguyễn Trọng Xuất cung cấp)

Ông Nguyễn Trọng Xuất, chồng bà Sương, cho biết dù cử động không còn linh hoạt nhưng mỗi lần nhắc đến những ngày cùng bà con Bàn Cờ cấp tốc may cờ chờ nổi dậy, mắt bà vẫn ánh lên niềm vui, nhiệt huyết.

Khu vực Bàn Cờ ngày nay  Ảnh: TẤN THẠNH
Khu vực Bàn Cờ ngày nay Ảnh: TẤN THẠNH

Chồng hoạt động cách mạng xa nhà khi bà vừa hạ sinh con út, một mình phải gồng gánh nuôi 6 con nhỏ. Dù vậy, nhiệm vụ cách mạng giao, bà luôn hoàn thành. Ngày 28-4-1975, vừa ra tù, bà nhận ngay chỉ thị tổ chức mua vải, may cờ phục vụ cho việc giành chính quyền trong thành phố. Chưa kịp gặp mặt các con, bà bôn ba chạy ngược chạy xuôi, phân công lực lượng tỏa ra các chợ mua vải.

Để tránh bị địch phát hiện, vải phải mua ở nhiều nơi, sau đó tập kết lại, chia cho các gia đình. Dưới sự đôn đốc của bà Sương, 20 gia đình ở Bàn Cờ ngày đêm làm việc. Hàng vạn lá cờ ngụy trang trong các xe chở hàng được vận chuyển đến khắp các địa điểm trong nội đô.

Trước đó, Bàn Cờ cũng là nơi đấu tranh cách mạng sôi nổi nhất ở Sài Gòn với nhiều “địa chỉ đỏ”. Điển hình là căn cứ của Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ đặt tại số 51/10/14 Cao Thắng, phường 3, quận 3. Từ năm 1954-1957, căn cứ này đón nhiều cán bộ chủ chốt đến thành phố công tác.

Nhiều nhân chứng kể lại khi lính Việt Nam Cộng hòa đến hẻm này lục soát, tài liệu trong căn cứ được ném vội qua nhà hàng xóm. Người dân bên đó lại tiếp tục cất giấu hoặc nhanh chóng phi tang. Dù có hệ thống mật vụ dày đặc nhưng chính quyền Mỹ, ngụy vẫn phải chịu thua.

Thế trận lòng dân đã tạo nên thành trì vững chãi. Chuyện may cờ, che giấu cán bộ, bảo vệ sinh viên thoát khỏi vòng vây cảnh sát... ở Bàn Cờ kể mãi cũng không hết.

Thay da đổi thịt

Sau giải phóng, Bàn Cờ chia thành 5 phường, trong đó phường 3 là trung tâm của khu Bàn Cờ cũ.

Trở lại thăm phường 3 trong những ngày tháng 4 lịch sử, không khí cách mạng sục sôi từ 40 năm trước như vẫn hiển hiện trong từng ngõ hẻm, từng căn nhà, góc phố. Cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, các ca khúc cách mạng hào hùng vang lên từ xe tuyên truyền và cả nhà dân. Người người hân hoan kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bà Nguyễn Ngọc Thanh Trúc, Bí thư Đảng ủy phường 3, cho biết trải qua bao thăng trầm, trung tâm Bàn Cờ đang từng ngày thay da đổi thịt. Những dãy nhà xây kiên cố thay thế các căn nhà lụp xụp, ẩm thấp trước đây; tình trạng ngập úng đã khắc phục hoàn toàn... Cơ sở hạ tầng, giao thông khang trang mang đến cho Bàn Cờ diện mạo tươi mới.

Hiện phường đã không còn hộ nghèo. Đặc biệt, noi gương người đi trước, đội ngũ cán bộ trẻ ngày càng năng động, tích cực học tập và cống hiến. “Mười năm trước, cả phường chỉ có từ 1-2 cán bộ đạt trình độ đại học. Hiện nay, đa số cán bộ phường đều có bằng đại học, không ít em còn là thạc sĩ” - bà Trúc vui mừng kể.

Nhiều gia đình một thời sôi nổi đấu tranh, đến thời bình vẫn truyền cho con cháu ngọn lửa cách mạng. Nhờ vậy, phong trào xây dựng khu văn hóa nơi cư trú, xây dựng gia đình văn hóa do UBND phường phát động luôn được hưởng ứng nhiệt liệt. Chị Nguyễn Thị Anh Thư, con gái của bà Trần Thị Ngọc Sương, bộc bạch: “Những tháng ngày cùng mẹ chịu đựng gian khổ giúp chị em, tôi thấm nhuần hơn nữa ý chí quật cường của dân tộc. Chúng tôi tiếp tục dạy dỗ con cái theo truyền thống gia đình, truyền cho các con lòng yêu nước nồng nàn, kiên cường của ông bà, cha mẹ, của Sài Gòn quật khởi năm nào”.

Sau ngày giải phóng, 6 người con của bà Sương và ông Xuất đều nỗ lực học tập và đã trở thành bác sĩ, kỹ sư... Gia đình của bà Sương - ông Xuất chỉ là một trong số rất nhiều gia đình Bàn Cờ chiến đấu hết mình trong kháng chiến, góp công xây dựng đất nước khi hòa bình. n

Kỳ tới: Cháy mãi lửa cách mạng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo